Vi khuẩn “ăn” caffein

Một loài vi khuẩn mới tên Pseudomonas putida CBB5, sử dụng caffein làm nguồn thức ăn đã được phát hiện trong một nghiên cứu tại Đại học Iowa (Mỹ). Loài vi khuẩn mới sử dụng một enzyme để phá vỡ phân tử caffein, cho phép chúng sống sót và phát triển.

Vi khuẩn Pseudomonas putida.

Khi con người tiêu thụ caffein, nó lưu thông qua mạch máu, bị biến đổi thành các chất chuyển hóa bởi gan, sau đó bài tiết qua nước tiểu, tất cả đều không sử dụng tạo năng lượng calo. Tuy nhiên, thành phần hóa học của caffein (C8H10N4O2) bao gồm: carbon, hydro, nito và oxy, bốn yếu tố cơ bản cần thiết cho quá trình tăng trưởng của tế bào vi khuẩn.

Trong phân tử caffein có ba cấu trúc, gọi là nhóm methyl - gồm một nguyên tử carbon và ba hydrogen. Pseudomonas putida CBB5 sử dụng các enzyme đặc biệt để loại bỏ hiệu quả nhóm methyl, phân hủy caffein thành CO2 và ammoniac và sử dụng năng lượng của quá trình này để sinh trưởng và phát triển.

Nghiên cứu này đã xác định các hợp chất được hình thành trong quá trình phân hủy caffein đồng thời là những hợp chất tự nhiên dùng trong các thuốc điều trị bệnh hen suyễn, cải thiện lưu lượng máu và ổn định các rối loạn nhịp tim. Hiện tại các dược phẩm này rất khó để tổng hợp hóa học. Sử dụng enzyme CBB5 sẽ cho phép sản xuất các dược phẩm này dễ dàng hơn, giúp giảm chi phí.

Một ứng dụng tiềm năng khác của vi khuẩn này là khử caffein trong café và trà, thay thế các hóa chất hiện đang sử dụng.

Theo TTO
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video