Vi khuẩn hàn kín bê tông

Một nhóm sinh viên Đại học Newcastle, Anh vừa phát triển thành công một loại vi khuẩn có thể tiết ra chất keo đặc biệt hàn kín các vết nứt lại với nhau trong các kết cấu xây dựng bằng bê tông.


Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)

Đây là loại vi khuẩn đã được biến đổi về mặt di truyền có tên là BacillaFill. Khi các bào tử nảy mầm, vi khuẩn này kết thành nhóm và tự di chuyển đến các vết nứt nhỏ trong bê tông. Khi đã đến đáy vết nứt, chúng tạo ra hỗn hợp kết dính bao gồm các tinh thể canxi carbonat, các tế bào vi khuẩn dạng sợi có chức năng như những sợi tăng độ bền cùng một loại keo có tên là Levans và lấp đầy khoảng trống.

Các kết cấu nhờ đó sẽ khít lại với độ cứng và bền chắc tương tự như các khối bê tông bình thường. Ngoài ra, chúng còn có một gien tự hủy bẩm sinh nên sẽ không thể tồn tại trong môi trường hoặc gây hại cho con người.

Theo Người lao động
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video