Vi khuẩn sinh sôi 800m dưới bề mặt băng Nam cực

Các nhà khoa học phát hiện vi khuẩn ở độ sâu 800m, dưới bề mặt băng ở Nam Cực. Khám phá này làm dấy lên hi vọng, thấy sự sống ngoài trái đất.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, các nhà khoa học quốc tế phát hiện cộng đồng vi khuẩn sinh sôi nảy nở tại hồ Whillans nằm ở độ sâu 800m dưới bề mặt băng ở Nam Cực. Đây là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện sự sống tồn tại trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt như vậy.


Sự sống vẫn có thể tồn tại dưới bề mặt băng giá ở Nam Cực - (Ảnh: NASA)

Nhóm nghiên cứu cho biết các vi khuẩn này tồn tại nhờ lấy năng lượng tự các loại hóa chất trong đá và chất cặn dưới đáy hồ Whillans. “Các vi khuẩn này hoạt động mạnh và có chức năng riêng” - nhà nghiên cứu vi sinh vật Jill Mikucki thuộc ĐH Tennessee (Mỹ) đánh giá.

Bà cho biết chúng là một phần của hệ sinh hóa toàn cầu mà giới khoa học vẫn chưa hiểu hết. “Khoảng 10% diện tích bề mặt trái đất bị băng bao phủ. Chúng ta biết rất ít về các hoạt động sinh hóa ở môi trường bên dưới. Thông qua các phản ứng hóa học nội tại, các loại vi khuẩn này làm những việc như giải phóng chất dinh dưỡng từ đá” - chuyên gia Mikucki nhận định.

Nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện này cho thấy sự sống tương tự hoàn toàn có thể tồn tại ở mặt trăng Europa của sao Mộc, mặt trăng Enceladus của sao Thổ và thậm chí cả sao Hỏa. Cả Europa và Enceladus đều có đại dương nằm dưới bề mặt băng giá.

Trên trái đất, các chuyên gia đang nhắm tới dự án nghiên cứu sự sống tại hồ Vostok, hồ nước khổng lồ nằm dưới bề mặt băng ở Nam Cực.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video