Vi khuẩn sống được hàng triệu năm trên sao Hỏa

Loài vi khuẩn kháng phóng xạ có biệt danh "Conan the Bacterium" có thể tồn tại hơn một triệu năm trong điều kiện khắc nghiệt trên sao Hỏa.


Vi khuẩn Deinococcus radiodurans. (Ảnh: Scifun)

Một số nhà khoa học ở ĐH London đã làm đông lạnh những vi khuẩn Deinococcus radiodurans tới nhiệt độ -79 °C, mức nhiệt độ trung bình ở khu vực giữa cực Bắc và cực Nam của sao Hỏa. Sau đó họ chiếu tia gama để mô phỏng điều kiện những vi khuẩn này phải tiếp xúc khi ở độ sâu 30 cm dưới đất sao Hỏa trong thời gian dài.

Các nhà khoa học đã thấy rằng, phải mất 1,2 triệu năm tồn tại trong điều kiện này thì dân số của loài vi khuẩn trên mới giảm một phần triệu số lượng ban đầu. Ngoài ra, ba chủng vi khuẩn mới có nguồn gốc từ Nam Cực cũng có thể tồn tại 117.000 năm trên sao Hỏa trước khi dân số của chúng bị giảm vì yếu tố nào đó.

Những nghiên cứu trước đây cho thấy, khi ở trong điều kiện lạnh giá như trên sao Hỏa, vi khuẩn có thể chịu đựng lượng phóng xạ gấp bốn lần so với ở nhiệt độ trong phòng bình thường vì tế bào bị đông lạnh ít bị phóng xạ tác động hơn.
Theo Báo đất việt, Newscientist
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video