Vi khuẩn vô hại trong đất diệt được ung thư?

Các nhà khoa học vừa nghiên cứu một chủng vi khuẩn vô hại có thể sớm được sử dụng như một phương pháp hữu dụng cũng như thay thế cho các loại thuốc trong việc điều trị ung thư.

Chủng vi khuẩn này dự kiến sẽ được thử nghiệm ở những bệnh nhân ung thư vào năm 2013. Thông tin trên được các nhà khoa học đến từ trường Đại học York, Anh khẳng định tại Hội nghị Vi sinh vật được tổ chức ngày 5/9 vừa qua.


Một hy vọng nữa cho những bệnh nhân ung thư

Liệu pháp này sử dụng Clostridium sporogenes, một loại vi khuẩn rất phổ biến trong đất. Bào tử của chủng vi khuẩn này được tiêm vào bệnh nhân và chỉ phát triển trong những khối u rắn, nơi sản sinh ra một loại enzyme đặc trưng của vi khuẩn. Một loại thuốc chống ung thư được tiêm một cách hoàn toàn độc lập, riêng biệt vào cơ thể bệnh nhân ở dạng “không kích hoạt tác dụng”. Khi thuốc này tiếp cận đến vị trí của khối u, các enzyme vi khuẩn sẽ kích hoạt thuốc, cho phép nó phát huy tác dụng, tiêu diệt các tế bào ung thư cũng như các khu vực lân cận.

Giáo sư Nigel Minton, người trực tiếp tiến hành nghiên cứu này, đã giải thích cách thức mà phương pháp này đáp ứng nhu cầu của người bệnh trong quá trình điều trị. Theo GS, khi bào tử clostridia được đưa vào một bệnh nhân ung thư, nó sẽ chỉ phát triển trong môi trường cạn kiệt oxy, điều đó có nghĩa là chỉ “sống sót” trong vùng trung tâm của các khối u rắn. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, không yêu cầu phải có những sự biến đổi quan trọng hay những loại thuốc đặc trị. “Chúng tôi có thể khai thác những tính đặc hiệu trong các cuộc thử nghiệm sàng lọc sắp tới để tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến các mô không bị tổn thương", ông cho biết.

"Chủng vi khuẩn mới mà chúng tôi đã phát triển sẽ được sử dụng trong một thử nghiệm lâm sàng sắp tới vào năm 2013 do Giáo sư Jan Theys và Philippe Lambin đến từ trường Đại học Maastricht, Hà Lan tiến hành. Nghiên cứu mới này sẽ đem đến hy vọng rất lớn cho các bệnh nhân trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư”, Giáo sư Minton nhận định.

Theo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video