Vì sao "bám càng" máy bay dễ dẫn đến bi kịch thương tâm?

Vì sao bám càng máy bay nhiều giờ trên cao vẫn sống sót?

Thế giới từng có một thiếu niên sống sót khi trốn trong buồng càng máy bay suốt hành trình dài hơn 6.400km, nhưng đó chỉ là số ít may mắn. Hầu hết các trường hợp "bám càng" máy bay không có được may mắn như vậy.


Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi máy bay đạt tới độ cao lớn.

Theo CNN và BBC, "bám càng" máy bay dễ dẫn đến bi kịch thương tâm vì người bám càng sẽ phải đối mặt với vô số rủi ro trong hành trình bay như bị càng máy bay đập trúng, lạnh cóng, mất thính giác, ù tai hay hôn mê dẫn đến tử vong.

Buồng càng máy bay là khu vực thường được người "đi ké" máy bay lựa chọn để ẩn náu. Sau khi lẻn vào khu vực này, người "đi ké" có thể bị thương hoặc tử vong lúc máy bay thu càng vì buồng càng có ít không gian thừa. Ở một số loại máy bay, buồng càng thậm chí còn nhỏ hơn cả thùng ô tô.

Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi máy bay đạt tới độ cao lớn. Lượng oxy ở trên cao rất thấp và người "đi ké" có thể rơi vào tình trạng hôn mê:

  • Ở độ cao gần 5.500 mét, người "bám càng" sẽ bị thiếu oxy dẫn tới run rẩy, chóng mặt và gặp các vấn đề về thị lực, thính lực.
  • Ở độ cao khoảng 6.700 mét, người "đi ké" có thể rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức.

Theo BBC, trong suốt chuyến bay, nhiệt độ bên ngoài có thể đột ngột giảm sâu xuống âm 63 độ C. Người trốn trong buồng càng có thể bị đông cứng hoặc hạ thân nhiệt.

Ngoài ra, lúc máy bay chuẩn bị hạ cánh, buồng càng sẽ mở cửa trong khi người "đi ké" không lường trước được điều này. Hậu quả có thể là cả tính mạng khi người đó rơi tự do từ độ cao lớn xuống đất.

Tuy nhiên, vẫn có một vài người sống sót khi bám càng máy bay để đi "ké".

Làm thế nào những người bám càng máy bay có thể sống sót thần kỳ như vậy? Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng.

Tiến sĩ Stephen Véronneau, công tác tại Viện Y tế hàng không - vũ trụ dân dụng của FAA, chuyên gia hàng đầu thế giới về hiện tượng này, viết trong một bài báo năm 1996: Khi bị đặt trong một môi trường áp đảo khả năng cơ thể kiểm soát nhiệt độ, con người trở nên đẳng nhiệt và “một trạng thái phần nào gợi nhớ ngủ đông xảy ra, trong đó nhu cầu oxy của cơ thể giảm đi đáng kể”.

Ông Véronneau ghi lại 99 trường hợp bám càng máy bay trên thế giới từ năm 1947 đến ngày 6/6/2013, gồm 76 người tử vong và 23 người sống sót. Ông lưu ý rằng, thực tế có thể có thêm người đi lậu vé không có giấy tờ, thoát khỏi máy bay mà không bị phát hiện (có khả năng với sự hỗ trợ của đồng phạm).

Cập nhật: 25/01/2022 Theo Dân Việt/Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video