Lập hoàng hậu và thái tử là một việc trọng đại trong cung thời phong kiến ở Trung Quốc. Đây cũng được coi là phần cấu thành quan trọng trong bộ máy chính trị của một đế vương. Từ thời Chiến quốc việc lập hậu đã có sự thay đổi và được quy định rõ ràng.
Sau khi hoàng đế tức vị, vợ cả sẽ được lập làm hoàng hậu. Mẫu thân sẽ là hoàng thái hậu. Nhưng có lẽ trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, chỉ duy nhất Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu. Khi khai quật lăng mộ cũng chỉ có duy nhất mộ của Tần Thủy Hoàng chứ không có phần mộ của hoàng hậu. Đây chính là một bí mật lịch sử khó giải.
Trong suốt cả cuộc đời mình, Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu, ông cũng là hoàng đế duy nhất không lập hoàng hậu kể từ khi chế độ lập hậu được xác lập, cho nên trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng không có mộ của hoàng hậu, đây là một câu đố chưa thể lý giải được của lịch sử.
Theo những tư liệu lịch sử, từ khi lên ngôi hoàng đế vào năm 13 tuổi cho đến tận năm 22 tuổi, trong 9 năm này là khoảng thời gian mà đàn ông thời xưa phải lấy vợ, nhưng Tần Thủy Hoàng không hề lập hoàng hậu.
Ảnh phác họa Tần Thủy Hoàng.
17 năm kể từ khi Tần Thủy Hoàng chấp chính cho đến năm ông 39 tuổi là khoảng thời gian ông tự mình nắm quyền, thống nhất 6 nước, cho dù bận quốc sự, việc lập hậu cũng không đến nỗi tốn công tốn sức, nhưng ông vẫn không lập hoàng hậu.
Từ khi 39 tuổi cho đến khi ông 50 tuổi, Tần Thủy Hoàng hay đi tuần du, nhưng việc lập “mẫu nghi thiên hạ” rõ ràng sẽ không tốn bao nhiêu thời gian của ông. Và tuy triều Tần là một vương triều đoản mệnh, nhưng Tần Thủy Hoàng có đủ thời gian để lập hậu.
Lý giải nguyên nhân ông lại không lập hậu?
Có người cho rằng chính nhân tố gia đình đã ảnh hưởng đến ông. Theo Sử ký – Lã Bất Vi truyện: Thân mẫn Tần Thủy Hoàng vốn là tì thiếp của Lã Bất Vi, vì mục đích chính trị Lã Bất Vi đã dâng tặng Triệu Cơ lúc đó đang có mang cho Dị Nhân (tức Tần Trang Tương Vương). Sau khi Tần Trang Tương Vương chết, bà ta thân là thái hậu nhưng vẫn tư thông qua lại với Lã Bất Vi.
Tần Thủy Hoàng càng lớn, thái hậu càng phóng túng, dâm loạn. Về sau bà ta còn tư thông với Lao Ái – một tên giả làm thái giám để hầu hạ thái hậu, lại còn sinh 2 người con với hắn.
Hành vi mất hết phẩm hạnh của mẫu thân đã khiến Tần Thủy Hoàng hổ thẹn, căm phẫn, nỗi phẫn uất bị đè nén trong lòng, hình thành nên một tính cách cực kỳ phức tạp trong con người ông.
Bởi điều đó khiến ông ta trở thành một bạo chúa mất hết lý trí, cuối cùng bùng nổ dữ dội, giết chết hai người em cùng mẹ khác cha, đuổi mẹ khỏi Hàm Dương, đồng thời trút giận lên đầu Lã Bất Vi, bãi miễn chức vụ tướng quốc của ông ta, sau lại ra chiếu lệnh cho Lã Bất Vi “Lập tức đến đất Thục, không được chậm trễ”. Kết quả khiến Lã Bất Vi sợ bị giết mà phải uống thuốc độc tự sát.
Về sau, tuy hoàng đế Tần Thủy Hoàng có hối hận trước hành vi của mình, nhưng cho đến chết vẫn không cho phép thái hậu trở về Hàm Dương.
Điều này cho thấy chính bà đã gây ra những tổn hại nặng nề về tâm lý mà ông đã phải chịu đựng. Vì sự oán hận đối với bà ta, khiến ông căm ghét tất cả phụ nữ, cố chấp trong hôn nhân.
Cho dù hậu cung đầy giai nhân mỹ nữ của sáu nước, nhưng ông chỉ coi họ là đối tượng để trút hết sự căm ghét phụ nữ, hoặc là công cụ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà thôi.
Chính hành vi của người mẹ đã gây trở ngại tâm lý trong con người ông, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến ông mãi vẫn không lập hoàng hậu.