Vì sao Trái đất sẽ không bao giờ bị "nuốt chửng" nếu một ngày nào đó Mặt trời hóa lỗ đen?

Theo tính toán của các nhà khoa học, giả thuyết đáng sợ có thể xảy ra.

Theo các nghiên cứu khoa học, Mặt trời hiện đang bước vào giai đoạn giữa của quá trình tồn tại. Hành tinh này liên tục tạo ra năng lượng (và khí heli) bằng cách tổng hợp các nguyên tử hydro trong lõi của nó.

Khi nguồn cung cấp hydro trong lõi cạn kiệt, các ngôi sao như Mặt trời sẽ bắt đầu bước vào một giai đoạn được cơ quan vũ trụ NASA gọi là "giai đoạn khổng lồ đỏ".

NASA giải thích thêm: "Trong khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt trời sẽ bắt đầu cạn kiệt nguồn hydro trong lõi và sẽ bắt đầu sụp đổ. Điều này khiến Mặt trời bắt đầu tổng hợp các nguyên tố nặng hơn trong lõi. Song song với việc gắng sức tổng hợp số hydro còn lại ra lớp vỏ bao quanh lõi. Khi điều này xảy ra, nhiệt độ của Mặt trời sẽ tăng lên và các lớp bên ngoài của bầu khí quyển Mặt trời sẽ giãn nở ra xa hơn vào không gian. Hệ quả của việc này sẽ nhấn chìm Trái đất".


Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng một tỷ năm, trước khi Mặt trời cạn kiệt toàn bộ các nguyên liệu có thể thu gom cho việc tạo năng lượng. Các lớp vỏ bên ngoài sẽ dần bong ra, để lại một sao lùn trắng nhỏ bé có khối lượng bằng một nửa so với Mặt trời hiện tại và có kích thước bằng với Trái đất.

Khi cạn kiệt năng lượng, Mặt trời có thể trở thành lỗ đen không?

Khi đã bị biến thành một sao lùn trắng do cạn kiệt năng lượng, Mặt trời lúc đó sẽ không thể trở thành một lỗ đen nguy hiểm. Đơn giản bởi kích thước của nó quá nhỏ. Nhưng trong trường hợp Mặt trời biến thành lỗ đen thì điều gì sẽ xảy ra với Trái đất?

Lỗ đen là những vật thể có lực hấp dẫn mạnh đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi chúng. Lỗ đen sẽ ở đó và hút tất cả các thứ vật chất xung quanh và tiến trình này sẽ diễn ra ngày càng mạnh hơn.

Thật tự nhiên khi cho rằng nếu Mặt trời đột nhiên trở thành lỗ đen thì Trái đất cũng sẽ không thoát khỏi. Nhưng thực tế, lỗ đen không có lực hấp dẫn vượt quá lực do khối lượng của chúng tạo ra. Lực hấp dẫn cực lớn của chúng xuất phát từ thực tế là chúng được tạo ra bởi những ngôi sao tự tắt khổng lồ có khối lượng siêu lớn. Nếu Mặt trời biến thành lỗ đen thì nó sẽ có khối lượng lớn nhất bằng với Mặt trời hiện tại.

Trái ngược với quan niệm phổ biến, lỗ đen không phải là máy hút bụi vũ trụ. Nếu Mặt trời đột nhiên bị thay thế bằng một lỗ đen có cùng khối lượng như hiện nay, quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời sẽ không bị thay đổi bởi lực hút của nó không đủ mạnh.

Tuy nhiên, con người có thể sẽ không cần phải quá quan tâm đến giả thiết này. Lí do bởi ngay sau khi Mặt trời biến thành một sao lùn trắng, nguồn nhiệt chính (các quá trình địa nhiệt diễn ra bên trong các hành tinh) của toàn bộ các hành tinh thuộc Hệ Mặt trời sẽ biến mất. Nếu không có nguồn năng lượng đó, quá trình quang hợp sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức. Dẫn tới việc mọi sự sống trên Trái đất sẽ bị tiêu diệt.

Cập nhật: 03/05/2024 ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video