Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học London (Anh) cho biết, đại não của trẻ đẻ non nhạy cảm với sự đau đớn nhiều khả năng là do chúng phải trải qua nhiều quá trình điều trị gây đến sự đau đớn như việc tiêm.
Để chứng minh cho kết luận trên các nhà khoa học đã tiến hành phân tích so sánh độ nhạy cảm đau đớn giữa 7 trẻ đẻ non và 8 trẻ đẻ đủ tháng. Trong đó, ở những đứa trẻ đẻ non được sự chăm sóc chu đáo với thời gian ít nhất là 40 ngày.
Trong thời gian này những đứa trẻ đã được tiếp nhận nhiều quá trình điều trị gây đến sự đau đớn như việc tiêm.
Kết quả phân tích điện não đồ cho thấy, sự biến đổi sóng điện não ở khu vực gót chân của trẻ đẻ non lớn hơn so với trẻ đẻ đủ tháng. Điều này đã chứng minh rằng trẻ đẻ non rất nhạy cảm với sự đau đớn.
Tiến sỹ Slater phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết, trước đó đã từng có báo cáo cho biết, cảm giác đau đớn của trẻ đẻ non khác biệt so với người bình thường.
Nghiên cứu này đã cho thấy, nhiều khả năng trong thời gian tiếp nhận sự chăm sóc chu đáo, trẻ đẻ non đã tiếp nhận nhiều quá trình điều trị khác nhau, và điều này đã làm cho đại não của chúng rất nhạy cảm với sự đau đớn./.