Vị trí của hai tàu vũ trụ rời Trái Đất 38 năm trước

Tìm hiểu về Voyager 1 và 2 - hai tàu vũ trụ xa Trái Đất nhất hiện nay.

Hai tàu vũ trụ rời Trái Đất 38 năm trước hiện đang ở đâu?

Hai tàu vũ trụ Voyager 1 và Voyager 2 được con người phóng lên vũ trụ vào năm 1977. Mục tiêu của hai tàu nhằm khảo sát các hành tính sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương, hai tàu đã hoàn thành nhiệm vụ này năm 1989. Theo báo cáo của NASA ngày hôm qua cho biết Voyager 1 đã cách trái đất 18,8 tỷ km trong khi tàu Voyager 2 được phóng sau đó 16 ngày đã bay được 15,3 tỷ km. Với khoảng cách này, thông tin mà Voyager 1 gửi về phải mất 17 tiếng Trái đất mới có thể nhận được. Lịch trình cụ thể của 2 tàu:

"Tàu Voyager 1 được phóng đi ngày 5/9/1977 với tốc độ 15,7 km/s bay lên cao hơn so với mặt phẳng Hoàng đạo. Đến năm 2002, con tàu này cách Trái Đất 12,7 tỷ km. Tàu này thăm dò sao Mộc, sao Thổ, các hành tinh của 2 sao này và khoảng không bên ngoài hệ Mặt Trời.

Tàu Voyager 2 được phóng đi ngày 20/8/1977, tốc độ 17,23 km/s lên quỹ đạo thấp hơn mặt phẳng các hành tinh, năm 2002 tàu cách Trái Đất 10.08 tỷ km. Tàu này tìn kiếm thông tin về sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, các vệ tinh của bốn sao này và khoảng không gian bên ngoài hệ Mặt Trời."


Hình ảnh về Voyager 1 và 2.

Suốt những năm qua, hai con tàu trên bay và hoạt động rất tốt, liên tục truyền về những dữ liệu ghi nhận được về các hành tinh và khoảng không gian xa xôi bên ngoài hệ Mặt Trời, nơi vũ trụ giữa các vì sao bắt đầu. Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho biết hai con tàu nặng 1 tấn này bị đẩy khỏi lực hút của Mặt Trời và sẽ mãi mãi bay trong vũ trụ giữa các vì sao và sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 3 đơn vị thiên văn.


Hình ảnh mô tả hướng di chuyển của Voyager 1 và 2.

Khi vượt ra khỏi ranh giới của hệ Mặt Trời, liên lạc từ Trái Đất với Voyager 1 mất tới 23 giờ và hơn 18 giờ với Voyager 2. Các nhà khoa học cho rằng chúng phải mất từ 3 đến 4 năm để vượt qua ranh giới giữa hệ Mặt Trời và phần còn lại của vũ trụ, khi con tàu đạt khoảng cách 15 tỉ km.

Ở thời điểm ngày 13/4/2010, Voyager 2 ở khoảng cách khoảng 13,747 tỉ km hay 0,001443 năm ánh sáng từ Mặt trời. Nó cách xa Mặt trời gấp hai lần so với Sao Diêm Vương, và xa phía ngoài điểm cận nhật của sao 90377 Sedna, nhưng vẫn chưa ở ngoài các giới hạn bên ngoài của quỹ đạo của hành tinh lùn Eris.

Voyager 2 không hướng về bất kỳ ngôi sao cụ thể nào. Nếu cứ để như vậy, nó sẽ bay qua sao Sirius. Sao này hiện đang ở cách 8,5 năm ánh sáng từ Mặt trời và đang di chuyển chéo khỏi Mặt trời, ở khoảng cách 4,3 năm ánh sáng hay 40 nghìn tỷ km trong khoảng 296.000 năm. Voyager 2 được chờ đợi sẽ tiếp tục truyền các thông điệp sóng radio yếu ít nhất cho tới năm 2025, hơn 48 năm từ khi nó được phóng lên.

Trong khi đó ngày 9/10/2009, Voyager 1 đang di chuyển với tốc độ 17.078 km/s so với Mặt trời nhanh hơn khoảng 10% so với Voyager 2. Ngày 20/3/2013, Voyager 1 được thông báo là vật thể đầu tiên do con người chế tạo rời khỏi Hệ mặt trời.

Và giống như người anh em của mình, Voyager 1 không hướng về bất kỳ ngôi sao cụ thể nào nhưng sau khoảng 40.000 năm nó sẽ đi qua ngôi sao AC+79 3888 trong chòm sao Camelopardalis với khoảng cách 1,6 năm ánh sáng bởi AC+79 3888 đang đi về phía Hệ mặt trời với vận tốc khoảng 119 km/s.

Trong tương lai nếu chúng ta có thể chế tạo được những con tàu vũ trụ đạt được tốc độ ánh sáng thì nhiều khả năng trên đường khám phá vũ trụ các nhà du hành sẽ gặp lại 2 anh chàng tiên phong mở đường này.

Theo genK.vn
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video