Video: Khoảnh khắc sao chổi thoát khỏi Mặt trời

Sao chổi Lovejoy đã sống sót thần kỳ sau khi sau khi bay vào bầu khí quyển của Mặt trời có nhiệt độ lên tới 1,1 triệu độ C.

Các nhà thiên văn học dự đoán sao chổi Lovejoy sẽ bị thiêu cháy sau khi bay vào bầu khí quyển của Mặt trời với nhiệt độ lên tới 1,1 triệu độ C vào ngày 15/12 vừa qua. Tuy nhiên, những hình ảnh tàu thăm dò Solar Dynamics Observatory của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy sao chổi này đã thoát khỏi sức nóng của Mặt trời một cách thần kỳ.

Sao chổi Lovejoy lần đầu tiên được phát hiện vào ngày 27/11 vừa qua. Tên của sao chổi này được đăt theo nhà thiên văn học nghiệp dư đến từ Australia là Terry Lovejoy. Sao chổi Lovejoy thuộc nhóm "Kreutz sungrazer" – những sao chổi có quỹ đạo bay rất gần Mặt trời.

Ngay sau khi được phát hiện, sao chổi Lovejoy đã được theo dõi bởi NASA, Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAEA).

Các chuyên gia thiên văn học cho rằng việc sao chổi Lovejoy sống sót thần kỳ là bằng chứng chứng minh rằng vật chất trên sao chổi bền vững hơn chúng ta nghĩ trước đây bởi vì chúng không bị đốt cháy khi đi qua vùng có nhiệt độ trên 1 triệu độ C.

Theo Daily mail, Bee
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video