Video: Nổ và rung chấn khi cầu lửa khổng lồ vụt qua Tây Ban Nha

Một quả cầu lửa khổng lồ "sáng hơn Mặt Trăng" bay vọt qua bầu trời Tây Ban Nha vào nửa đêm với tốc độ 73.000 km/h, có thể là một phần tiểu hành tinh.

Quả cầu lửa được các nhà khoa học Tây Ban Nha phát hiện lần đầu vào 22h25 hôm 11/12 khi băng ngang qua nhiều tỉnh phía nam gồm Andalucia, Granada và Jaen, theo RT. Nhà vật lý thiên văn Jose Maria Madiedo ở Đại học Huelva cho rằng vật thể là một phần của tiểu hành tinh. "Nó phải có kích thước tương đối lớn để có thể tồn tại sau hành trình xuyên qua khí quyển Trái Đất", Madiedo nói.


Cầu lửa rực chói trên bầu trời Tây Ban Nha nhiều khả năng có nguồn gốc từ tiểu hành tinh. (Ảnh: Mirror).

Các nhân chứng cho biết họ nghe thấy một tiếng nổ lớn khi quả cầu lửa xuất hiện và cảm thấy rung chấn giống như động đất. Theo mô tả của nhân chứng, quả cầu lửa "sáng hơn cả Mặt Trăng".

Thông qua các báo cáo và phân tích sơ bộ hiện tượng, các nhà khoa học kết luận quả cầu lửa có thể rơi xuống dưới dạng sao băng.

Theo giáo sư Madiedo, vật thể được nhận biết qua mạng lưới camera độ nhạy cao của Đại học Huelva, lắp ở 10 trạm tại Andalusia và Castilla. Quả cầu lửa cũng được quan sát ở các trạm thiên văn ở các khu vực khác.

Hôm 6/12, một vật thể giống sao băng phát nổ chói lóa trên bầu trời Siberia, khiến quang cảnh buổi đêm rực sáng như ban ngày.

Cập nhật: 14/12/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video