Video: Thí nghiệm khoa học trong 70 năm

Các nhà khoa học Anh vừa công bố đoạn video ghi lại thí nghiệm khoa học về chuyển động của một giọt hắc ín trong suốt... 70 năm.

Một trong những thí nghiệm khoa học dài hơi nhất trong lịch sử vừa cho ra đời một kết quả rất kỳ cục: đó là một giọt hắc ín dẻo màu đen.

Được khởi động vào năm 1944 tại Đại học Trinity Dublin, Anh, thí nghiệm này nhằm mục đích tiết lộ các thành phần kỳ lạ của bitumen, một hợp chất giống như chất rắn ở nhiệt độ phòng nhưng trong thực tế vẫn tan chảy với một tốc độ cực kỳ chậm chạp.

Đến khoảng 5 giờ chiều ngày 11/7, nhà khoa học Shane Bergin và các đồng nghiệp ghi nhận thứ mà tạp chí Nature mô tả là một trong những giọt hắc ín được mong chờ trong tâm trạng hào hứng nhất của giới khoa học.

Ông Bergin cho biết: “Chúng tôi rất phấn khích. Đó quả là một thời điểm tuyệt vời, khi các đồng nghiệp đều háo hức muốn phân tích cơ chế của sự tách rời này cũng như đặc tính dẻo quánh của hắc ín".

Nhóm nghiên cứu Đại học Trinity ước tính hắc ín dẻo quánh gấp 2 triệu lần so với mật ong và 20 tỉ lần so với nước.

Đây là thí nghiệm khoa học được thực hiện trong thời gian lâu thứ hai trong lịch sử. Trước đó, một thí nghiệm tương tự ở Đại học Queensland tại Brisbane khởi động từ năm 1927 đã được tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận là thí nghiệm khoa học dài hơi nhất đang được tiến hành.

Theo Khampha, Youtube
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video