Video: Vì sao chúng ta để lại dấu vân tay khi chạm vào mọi thứ?

Sau khi xem xong, bạn sẽ thấy rằng cơ thể con người quả thật rất kỳ diệu.


Trên những đường vân tí hon tại đầu ngón tay của mỗi người có đến hàng ngàn tuyến mồ hôi nhỏ gần như vô hình.

Mỗi khi đụng vào thứ gì, chúng ta đều để lại dấu vân tay, đó cũng chính là lý do mà vì sao màn hình smartphone, tablet luôn đầy những vết vằn vện ngứa mắt, nhưng liệu bạn đã bao giờ nghĩ rằng vì sao lại như vậy? Đó là vì trên những đường vân tí hon tại đầu ngón tay của mỗi người có đến hàng ngàn tuyến mồ hôi nhỏ gần như vô hình. Chính những tuyến mồ hôi này sẽ khiến dấu vân tay bị in lên mọi bề mặt.

Thông thường, chúng ta rất khó thấy được những hạt mồ hôi li ti hình thành trên đường vân tay, nhưng nhờ vào đoạn video timelapse của kênh YouTube Timelapse Vision Inc, bạn sẽ thấy cận cảnh quá trình ngoạn mục này.

Bằng cách gắn lens macro vào camera, kênh YouTube trên đã ghi lại hình ảnh hiếm thấy khi các tuyến mồ hôi bài tiết qua lớp biểu bì trên da chúng ta. Sau khi xem xong, có lẽ các bạn cũng bớt thắc mắc vì sao cứ chạm vào màn hình điện thoại là để lại vân tay. Lần sau nếu có ai hỏi thì bạn hãy cho họ biết câu trả lời.

Dấu vân tay là gì?

Vân tay là do các gai da đội lớp biểu bì lên mà thành­. Đó là nơi tập kết miệng các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn… Nó đã định hình khi con người còn là cái thai 4 tháng trong bụng mẹ. Khi đứa bé ra đời, lớn lên, vân tay được phóng đại nhưng vẫn giữ nguyên dạng cho đến khi về già. Nếu tay có bị bỏng, bị thương, bị bệnh thì khi lành, vân tay lại tái lập y hệt như cũ. Chỉ khi có tổn thương sâu huỷ hoại hoàn toàn, sẹo chằng chịt mới xoá mất vân tay.

Vân tay không ai giống ai, đặc sắc nhất là vân ngón cái và ngón trỏ. Nghiên cứu các vết vân tay có thể nhận ra người. Người châu Âu ngày xưa đã sớm nhận ra điều đó. Có những ông vua đã áp cả lòng bàn tay (thay cho việc đóng dấu) và ký vào các sắc dụ cơ mật, để không ai đánh tráo được. Những thợ gốm bậc thầy, những nhà nặn tượng trứ danh cũng in dấu hoa tay tài nghệ làm chứng chỉ cho tác phẩm chính hiệu của mình.

Cập nhật: 01/03/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video