Đã bao giờ bạn được chứng kiến những con vật được sinh ra từ dưới da của mẹ chúng? Chuyện này là có thật 100% với loài cóc Surinam (hay còn gọi chúng là cóc tổ ong).
Cóc Surinam.
Cóc Surinam sinh sống chủ yếu ở dưới nước, nhưng da của chúng lại rất khô. Với thân hình “dẹp lép” và chiếc đầu hình tam giác của mình, loài lưỡng cư này dễ dàng ngụy trang giống những chiếc lá hay cục đá để phục vụ cho quá trình săn mồi.
Đáng chú ý, cóc Surinam không chỉ có vẻ ngoài “quái dị”, mà cách sinh sản của chúng cũng khiến nhiều người cảm thấy ngỡ ngàng. Cụ thể, cóc cái thường “tạo ra các em bé” bằng lớp da phía sau lưng.
Loài cóc Surinam (tên khoa học Pipa), còn gọi là cóc tổ ong, là loài vật bản địa Nam Mỹ, chúng chỉ sống dưới nước. Cóc có thân hình dẹt giống như chiếc lá, có kích thước từ 10-20 cm.
Vào mùa mưa, những con cóc trưởng thành bắt đầu cất tiếng gọi bạn tình. Khi đến kỳ động dục, cóc đực và cóc cái giao phối liên tục 24 giờ. Sau khi giao phối, cóc đực sẽ mang trứng đã thụ tinh để bỏ vào một bộ phận có hình tổ ong được hình thành sau lưng con cái. Cuối cùng, da của cóc cái sẽ tự động mọc lại, che đi các lỗ giống tổ ong đó để bảo vệ sự phát triển của trứng trong vòng 4 tháng.
Khi trứng nở, cóc con sẽ ở trong những cái lỗ có trên lưng mẹ cho đến khi có thể sống tự lập rồi mới chui ra. Đồng thời, bộ phận da hình tổ ong đăng sau lưng cóc cái cũng rơi ra và chuẩn bị cho một chu kỳ mới.