Viêm não Nhật Bản vào đỉnh dịch

Tháng 7 là thời điểm đỉnh của dịch viêm não Nhật Bản. Từ đầu mùa đến nay, Bệnh viện Nhi trung ương ghi nhận 46 ca bệnh, trong đó Hà Nội nhiều nhất với 15 ca, một người tử vong.

Cả nước hiện ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố, có 5 ca tử vong. Ước tính số ca viêm não Nhật Bản chiếm 10-15% trong đó.

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi trung ương, 46 ca viêm não Nhật Bản xuất phát từ 18 tỉnh, thành miền Bắc, trong đó nhiều nhất là Hà Nội rồi đến Hải Dương. Số mắc chủ yếu ở trẻ dưới 15, trẻ dưới 1 tuổi chiếm khoảng 15%.


Viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong cao, khoảng 10-20%. (Ảnh: Hà An)

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng cho biết, viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10-20%. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng mùa dịch là vào các tháng hè và đỉnh điểm là tháng 6-8.

Biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ, tiêm 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Tiêm đủ 3 mũi, hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm.

Vì thế, theo tiến sĩ Phu, trẻ cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau: Mũi 1 lúc được 1 tuổi; Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản, trong đó mũi 1 cần tiêm càng sớm càng tốt. Thời gian cách tiêm các mũi khác tương tự như trên.

Khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cũng có một tỷ lệ nhất định có tác dụng phụ. Cụ thể, tại chỗ tiêm có thể bị đau, sưng đỏ, một số ít có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Ngoài ra có một tỷ lệ vô cùng nhỏ (khoảng 1/1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc phản vệ) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.

Viêm não Nhật Bản là bệnh do muỗi truyền. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là từ lợn), sau đó đốt người và truyền bệnh cho người. Vì thế, ngoài tiêm vắc xin, người dân cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, rời chuồng gia súc xa nhà. Nên ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vào ngày 4-5/7, Hà Nội sẽ triển khai tiêm vét vắc xin viêm não Nhật Bản cho các trẻ còn lại chưa được tiêm trong 2 đợt vừa qua. Hiện nay vắc xin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng mới áp dụng cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi, là nhóm trẻ có nguy cơ mắc và biến chứng cao nhất.

 

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video