Việt Nam có tiềm năng xây dựng công viên địa chất

Việt Nam có nhiều khu vực thuận lợi để xây dựng thành công viên địa chất toàn cầu, và đến cuối năm sau có thể có thêm các thắng cảnh được công nhận danh hiệu này.

Theo đánh giá của các chuyên gia tại Hội nghị Công viên địa chất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đang diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam có nhiều tiềm năng về công viên địa chất. Việt Nam là nơi giao nhau của hai đới kiến tạo lớn nên có tầng địa chất độc đáo.

"Chỉ tính riêng miền bắc cũng có khoảng 15 khu vực có triển vọng như khu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, khu dự trữ sinh quyển thế giới vườn Cát Bà", ông Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.


Ngày 03/10/2010, Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Cao nguyên này có diện tích 2.350 km2, gồm 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, độ cao trung bình 1.400-1.600 m, nơi tập trung nhiều loại hình di sản, nổi bật là di sản địa chất và di sản văn hóa. 

Tiến sĩ Trần Tân Văn, Viện trưởng viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết, Việt Nam có khoảng 6 khu vực có tiềm năng trở thành công viên địa chất toàn cầu trong thời gian tới như: khu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, khu dự trữ sinh quyển thế giới vườn Cát Bà, vườn quốc gia Hoàng Liên – Lào Cai, Thác Bà của Yên Bái, vườn quốc gia Cúc phương, cố đô Hoa Lư.

"Trong số trên, nếu thuận lợi, đến cuối năm 2012, Việt Nam sẽ có thêm Cát Bà, Vịnh Hạ Long sẽ được công nhận là công viên địa chất toàn cầu", ông Văn cho biết.

"Đặc biệt, trong tương lai không xa, chúng tôi sẽ hướng tới xây dựng công viên địa chất ngay trong thủ đô Hà Nội. Đó là vườn quốc gia Ba Vì và các khu lân cận. Vì nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản thiên nhiên, có hoạt động của núi lửa cổ và có nhiều giá trị về mặt văn hóa gắn liền với nhiều truyền thuyết như Sơn Tinh, Thủy Tinh".

Theo ông Văn, danh hiệu công viên địa chất toàn cầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra quốc tế, phát triển kinh tế, và nhất là lưu giữ được những giá trị về địa chất, địa mạo và cả nền văn hóa phong phú địa phương.

Tuy nhiên, ông Patrick Mc Keever, Văn phòng Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (GGN) cảnh báo, theo quy định, cứ sau 4 năm, các công viên địa chất sẽ được xem xét và đánh giá lại một lần.

Việt Nam mới chỉ có Cao nguyên đá Đồng Văn là công viên địa chất toàn cầu, nhưng muốn bảo vệ danh hiệu này, theo ông Văn, cao nguyên này cần có quy hoạch tổng thế phân chia rõ ràng, có chiến lược khai thác và bảo tồn công viên địa chất hợp lý.

"Trước đây một di sản thế giới của Đức đã bị rút lại danh hiệu khi cố tình xây dựng một cây cầu trong khu vực di sản", ông Văn lưu ý.

Hội thảo quốc tế công viên địa chất toàn cầu diễn ra trong một tuần, bắt đầu từ hôm qua. Khoảng 150 nhà khoa học đến từ châu Á-Thái bình dương, châu Âu tham dự. Trong khuôn khổ hội nghị có các chuyến đi thực tế tới một số địa phương của Việt Nam.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video