Việt Nam tiếp tục nghiên cứu sản xuất thuốc chống cúm gà

Bất chấp thông tin mới nhất liên quan đến tình trạng kháng Tamiflu - thuốc được xem hiệu nghiệm nhất hiện nay trong phòng chống cúm gà- từ hai ca tử vong ở Ai Cập, các nhà khoa học Việt Nam cam kết vẫn tiếp tục nghiên cứu sản xuất thuốc chống cúm gà do virus H5N1 gây ra.

Quan chức ở Bộ Khoa học&Công nghệ cho biết quá trình nghiên cứu sản xuất thuốc phòng chống cúm gà do virus H5N1 là vô cùng khó khăn nhưng không thể không làm.

Đề tài cấp nhà nước nghiên cứu sản xuất Oseltamivir Phosphate, nguyên liệu chính để điều chế thuốc phòng chống cúm gà, được Bộ Khoa học&Công nghệ phê duyệt đầu năm ngoái với kinh phí 4 tỷ đồng.

Nhóm các nhà khoa học đến từ 3 đơn vị bắt đầu công việc từ tháng 4/2006 và dự kiến hoàn thành nghiên cứu vào tháng 4/2008.

Khoảng 300 triệu đồng được chi cho việc đánh giá tiềm năng nguồn nguyên liệu trong nước do Viện Sinh thái&Tài nguyên sinh vật thực hiện. Khoảng 800 triệu đồng dành cho việc đánh giá các khía cạnh về dược học của sản phẩm Oseltamivir Phosphate.

Tại Trường Đại học Dược Hà Nội, các nhà khoa học bước đầu đánh giá tính an toàn, độc tính cấp của mẻ sản phẩm đầu tiên. Theo TS Vũ Thị Trâm - Trường ĐH Dược Hà Nội, còn nhiều việc khác nữa phải làm tại đây như thử tương đương sinh học (đánh giá khả năng hấp thu, chuyển hóa của thuốc so với sản phẩm của các nước đang lưu hành trên thị trường), đánh giá tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu, tiêu chuẩn chất lượng bào chế.


Việt Nam từng xuất khẩu 5-6 tấn tinh dầu hồi nguyên liệu chính sản xuất
Oseltamivir phosphate và 100 tấn hồi thô mỗi năm (Ảnh: TP)

Nguyên liệu chính sản xuất Oseltamivir Phosphate là cam thảo và cây hồi. Theo TS Nguyễn Quyết Chiến, Viện Hóa học, người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong sản xuất tinh dầu hồi, một lượng tinh dầu hồi sản xuất được 70 gram Oseltamivir Phosphate có thể bán được với giá 28 USD, tương đương 450.000 đồng.

Khi dây chuyền sản xuất Oseltamivir Phosphate chính thức đi vào hoạt động ở nước ta hy vọng thị trường hồi Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn mới.

Điều tra bước đầu cho thấy, hồi Việt Nam là thương hiệu nổi tiếng lưu trong sách cổ nhưng gần như ít được thế giới biết đến. Tra từ “hoa hồi” trên internet, người ta thấy cụm từ hoa hồi được đề cập trong ẩm thực Việt Nam như một thành phần đặc trưng không thể thiếu.

Trong khi một kg Oseltamivir Phosphate có giá không dưới 400 USD trên thị trường dược liệu thế giới, hàng vạn tấn hồi từ khắp các cánh rừng ngút ngàn ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hà Giang v.v..., vẫn âm thầm và ráo riết chảy sang Trung Quốc với giá bèo bọt.

Trong khi đó, hãng dược Roche của Thụy Sỹ vẫn thu mua hoa hồi tại bốn tỉnh Trung Quốc và nhiều người tự hỏi không rõ có chuyện hồi Việt Nam được bán dưới thương hiệu khác hay không.

Trong số năm tỉnh thành có hồi, Lạng Sơn có trên 8.000 ha, mỗi năm thu hoạch 5.000 - 6.000 tấn hồi khô. Chỉ cần 150 tấn hoa hồi là đáp ứng nhu cầu 25 triệu viên Tamiflu của Việt Nam nếu biết 6 gram hoa hồi làm được một viên thuốc chống cúm gà.

Nhích dần từng bước

Roche đang phấn đấu đạt sản lượng Tamiflu đủ để chữa cho 300 triệu ca cúm, mỗi ca dùng 10 viên con nhộng, mỗi viên nặng 73mg, vào năm 2007.

Tại Mỹ, giá bán buôn Tamiflu là 61,28USD/hộp 10 viên con nhộng và giá bán lẻ là 80-90 USD/hộp.

Roche sẽ tính giá cho các nước phát triển là 17USD/hộp và cho các nước nghèo là 14USD/hộp.

Khâu quan trọng nhất trong đề tài cấp nhà nước kéo dài hai năm là nghiên cứu sản xuất Oseltamivir Phosphate. Theo TS Nguyễn Quyết Chiến, chủ nhiệm đề tài, công nghệ sản xuất Oseltamivir Phosphate hoàn toàn mới đối với điều kiện Việt Nam nên nhóm nghiên cứu thiếu thốn đủ thứ. Ba phần tư trong gói 2,9 tỷ đồng đề tài được chi riêng cho mua sắm máy móc và hóa chất.

Về quy trình sản xuất Oseltamivir Phosphate, nhóm nghiên cứu tỏ ra yên tâm mặc dù phải trải qua 10 bước với các công đoạn rất phức tạp. Điều họ lo nhất là quy trình gắn liền với máy móc và hóa chất đầu vào trong khi nhóm vật tư này vô cùng đắt.

Mua của phương tây, chất lượng rất tốt”, TS Chiến nói, “Nhưng vận chuyển từ xa nhóm vật tư đắt đỏ có nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ khi đi vào sản xuất quy mô lớn. Chúng tôi đang tìm cách điều chỉnh quy trình bằng cách sử dụng vật tư từ Trung Quốc, vừa gần ta và giá vừa rẻ”.

Kể từ tháng 4/2006, nhóm 20 nhà khoa học của Viện Hóa học sản xuất được mẻ 50 gram Oseltamivir Phosphate đầu tiên và bàn giao cho Trường Đại học Dược để kiểm tra các yếu tố dược lý.

Tuần trước, 50 gram tiếp theo cũng vừa hoàn thành và được đưa đi kiểm nghiệm ngay.

Các nhà khoa học đang cố gắng sản xuất thêm 100-200 gram Oseltamivir Phosphate nữa đủ để thực hiện các bước kiểm tra dược lý.

Theo Tiền Phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video