Vừa có một báo cáo kết quả nghiên cứu được công bố nhằm lý giải bí ẩn trong lòng các nhà xuất bản, quản lý toà soạn, biên tập và cả người đọc: "Khi nào thì tin mới được coi là tin cũ?"
Vòng đời ... 36 giờ
Kết quả nghiên cứu cho thấy vòng đời trung bình của một tin tức trực tuyến trên Internet là 36 giờ đồng hồ - tức là cứ sau 36 giờ được đưa lên mạng, một tin tức trực tuyến sẽ được xem là tin cũ không còn là tin mới nữa.
Đây thực sự là một kết quả khá ngạc nghiên, vì theo những suy nghĩ truyền thống về cách con người sử dụng Internet thì các nhà khoa học cho rằng khoảng thời gian này ngắn hơn rất nhiều.
RSS hiện đang trở thành một cách đọc tin tức mới. |
Nhà vật lý Albert-László Barabási của trường ĐH Notre Dame - người dẫn đầu nhóm nghiên cứu về vấn đề này - cho rằng đây sẽ là một tin vui với những người làm báo trong kỷ nguyên tin tức tức thời.
Tổng biên tập và những người biên tập tin tức trực tuyến cũng đã khẳng định kết quả này nhờ vào kinh nghiệm hàng ngày của họ.
Chưa chắc nổi bật đã hơn?
Jennifer Sizemore - Tổng biên tập của cổng thông tin điện tử MSNBC.com - khẳng định "Cách thức mà người đọc tìm đến những gì mà họ quan tâm là rất đáng chú ý. Rõ ràng những tin tức nổi bật luôn thú hút được một số lượng rất đông người đọc. Nhưng đôi khi có những tin tức rơi xuống tận gần cuối trang lại không hề thua kém tin nổi bật trên phương diện số lượng người đọc. Có những đặc điểm, nét đặc trưng thu hút người đọc một cách rất mạnh mẽ trong vòng một tuần lễ hoặc hơn. Thậm trí là cả những tin không còn được đặt nổi bật trên trang chủ nhưng chúng vẫn có số lượng người vào xem rất đáng nể".
Neil F. Budde - Tổng biên tập của Yahoo News - cho biết trang web cần phải cân bằng giữa rất nhiều nhu cầu và sở thích của người đọc. Những người đọc thường xuyên truy cập vào trang lại thấy chán nản vì những tin cũ. Trong khi đó những người ít truy cập vào trang hơn lại thường không biết những gì đang xảy ra trong thời gian gần đây. Người biên tập và làm tin phải biết cân bằng những tin tức cần thiết.
Budde cho biết số lượng người truy cập vào trang Yahoo News quá lớn nên rất khó có thể tiến hành được một nghiên cứu cụ thể như của giáo sư Barabási. Tuy nhiên, Budde cũng cho biết ông có những con số thực tế cho thấy số lượng người đọc những tin tức trên trang chủ giảm đi theo thời gian.
Tin mới chưa chắc đã mới?
Giáo sư Barabási cho biết một trong những trọng tâm trong cuộc nghiên cứu mà ông tiến hành chính là nhằm mục tiêu khẳng định người dùng Internet chưa chắc đã đọc những tin mới. Thậm trí là trong vài ngày họ vẫn chưa hề đọc những tin đó. Thay vào đó, họ đọc theo sở thích tức thời. Một tin tức có thể là cũ với một số độc giả nhưng với người khác thì nó lại mới, họ vừa mới biết đến và đang đọc nó.
Mô hình này là minh chứng cho thấy số lượng người đọc đối với một số tin tức không hề giảm đi sau một khoảng thời gian nhất định.
Cần có một chính sách để thúc đẩy các tin tức trên mạng - thậm chí là khi chúng đã mất đi "giá trị tin tức" - là một trong những khuyến nghị quan trọng nhất trong nghiên cứu của giáo sư Barabási. Trong khi đó, các công cụ tìm kiếm lại không cho người đọc biết được họ đã bỏ lỡ những gì.
Hoàng Dũng