Nhóm nhà khoa học trường Đại học Rome Tor Vergata, Ý đã phát hiện các phản hạt proton (phản vật chất) xuất hiện bao quanh trái đất. Vừa qua, các nhà khoa học đã phát hiện các phản hạt proton (phản vật chất) xuất hiện bao quanh trái đất và bị mắc kẹt bởi từ trường của trái đất.
Phản hạt bao quanh trái đất (Ảnh: Newscientist)
Nhóm nhà khoa học trường Đại học Rome Tor Vergata, Ý đã phát hiện các phản proton bằng cách sử dụng PAMELA, một máy dò tia vũ trụ gắn liền với một vệ tinh quan sát Trái đất của Nga.
Các hạt điện tích được gọi là các tia vũ trụ đã liên tục phun ra các hạt mới, gồm cả phản hạt, khi chúng va chạm với các hạt trong khi quyển. Nhiều hạt trong số chúng bị mắc kẹt bên trong vành đai từ trường của trái đất, tạo thành hình giống như hai cái bánh rán vòng quanh trái đất.
Trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2006 và tháng 12 năm 2008, PAMELA phát hiện 28 phản proton bị mắc kẹt trong quỹ đạo xoắn ốc xung quanh các đường từ trường ở cực nam của trái đất. Bây giờ đã phát hiện ra phản hạt proton lớn gần 2000 lần.
Vòng phản hạt này xuất hiện vài phút rồi biến mất. Về mặt lý thuyết thì chúng có thể được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho tên lửa cực kỳ hiệu quả trong tương lai, Alessandro Bruno thành viên trong nhóm cho biết.