Vụ va chạm hố đen lớn nhất cách 9 tỷ năm ánh sáng

Nhờ dữ liệu về sóng hấp dẫn, các chuyên gia phát hiện sự kiện đặc biệt tạo nên siêu hố đen lớn gấp hàng chục lần Mặt Trời.

Các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Australia phát hiện vụ va chạm và sáp nhập giữa hai hố đen tạo ra hố đen siêu khối lượng mới lớn gấp 80 lần Mặt Trời, Sun hôm 5/12 đưa tin. Sự kiện xảy ra cách Trái Đất 9 tỷ năm ánh sáng và là vụ va chạm hố đen lớn nhất từng ghi nhận.

Nhóm chuyên gia tìm ra sự kiện này từ tháng 7/2017 nhưng đến nay mới xác minh được và công bố rộng rãi. "Tốc độ quay của hố đen là nhanh nhất trong số các vụ sáp nhập từng ghi nhận. Ngoài ra, đây cũng là vụ sáp nhập xa nhất quan sát được", giáo sư Susan Scott, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.


Hai hố đen trong quá trình hợp nhất. (Ảnh: Sun).

Họ cũng phát hiện ba vụ va chạm hố đen khác từ ngày 9-23/8 năm ngoái, cách Trái Đất 3-6 tỷ năm ánh sáng. Siêu hố đen mới hình thành từ những sự kiện này lớn gấp 56-66 lần Mặt Trời.

"Các vụ va chạm xảy ra trong 4 hệ hố đen đôi khác nhau, khiến sóng hấp dẫn mạnh tỏa ra không gian. Việc tìm ra chúng giúp ta hiểu thêm về số lượng hệ hố đen đôi ngoài vũ trụ, khối lượng và tốc độ quay của hố đen trong một vụ sáp nhập", Scott giải thích.

Hố đen trong vũ trụ không hiếm gặp. Trên thực tế, các nhà khoa học ước tính có khoảng 10.000 hố đen ở trung tâm dải Ngân hà. Khi va chạm, chúng tạo ra dao động sóng hấp dẫn lớn. Các thiết bị cảm nhận trên Trái Đất có thể thu được những dao động này.

Nghiên cứu mới của nhóm nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Australia được thực hiện nhờ Đài quan trắc sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế laser (LIGO) tại Mỹ. Họ phân tích dữ liệu do LIGO thu thập để tìm ra 4 vụ va chạm hố đen.

Các chuyên gia mong muốn cải tiến thiết bị dò sóng hấp dẫn để phát hiện những sự kiện xa hơn. Mục tiêu cuối cùng là tìm hiểu toàn bộ lịch sử, từ thời điểm vũ trụ bắt đầu hình thành sau vụ nổ Big Bang.

Một số thiết bị dò tìm đã được nâng cấp khi đợt quan sát thứ hai của dự án kết thúc vào tháng 8 năm ngoái. "Điều đó nghĩa là trong đợt quan sát thứ ba vào đầu năm sau, chúng tôi sẽ dò tìm được những sự kiện xa hơn, phát hiện nhiều thứ mới và có thể thu được sóng hấp dẫn từ những nguồn chưa ai biết trong vũ trụ", giáo sư Scott nhận định.

Cập nhật: 06/12/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video