Xem lại ảnh của NASA để thấy Trái đất đã thay đổi khủng khiếp đến thế nào

Trong nhiều năm, loài người đã để lại tác động rất lớn đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên của Trái đất.

Công nghệ vệ tinh của NASA đã cho phép họ lưu trữ được những hình ảnh tư liệu về vũ trụ và Trái đất từ hàng chục năm về trước. Thế rồi vào đầu năm 2017, NASA đã mở cửa kho tàng khổng lồ đã thành "thương hiệu" ấy công khai cho tất cả mọi người cùng chiêm ngưỡng.

Và với nguồn tư liệu ảnh này, nếu như chịu khó tìm tòi, bạn sẽ thu thập được những bức ảnh thể hiện sự thay đổi của Trái đất sau hàng thập kỷ, như cái cách các tác giả của Bright Side mới làm dưới đây.

1. Sông băng Pedersen Glacier (Alaska - Mỹ) hè 1917 - 2005

Sông băng Pedersen Glacier (Alaska - Mỹ) hè 1917 và hè 2005. Sự khác biệt rất rõ rệt sau 100 năm, khi lượng băng ở đây được thay thế bằng hàng cỏ xanh tươi do quá trình Trái đất nóng lên.

2. Sông băng Carroll Glacier, Alaska (8/1906 - 9/2003)

Tương tự, sông băng Carroll Gracier cũng có sự thay da đổi thịt đáng kể so với 100 năm trước. Và lý do vẫn chỉ có một - biến đổi khí hậu.

3. Sông băng Bear, Alaska (7/1909 - 8/2005)

4. Sông băng McCarty Glacier, Alaska (7/1909 - 8/2004)

5. Sông băng Toboggan Glacier, Alaska (6/1909 - 9/2000)

6. Biển Aral (Trung Á) 8/2000 - 8/2014

Trong vòng 14 năm, vùng biển Aral đã thu hẹp lại, và có nguy cơ mất tích trên bản đồ thế giới
Aral là một vùng biển kín Trung Á, không thông với các biển khác nhưng vẫn duy trì được nồng độ muối tương được với đại dương. Thứ cung cấp nước cho Aral là những con sông xung quanh - như Amu Darya và Syr Darya.

Mọi chuyện thay đổi kể từ năm 1930, khi chính quyền lân cận quyết định đào kênh dẫn nước để phục vụ tưới tiêu trong sa mạc. Đến năm 1960, biển Aral mất đi nguồn cung từ 20 đến 50 tỷ mét khối nước dẫn đến tình trạng co rút dần.

Từ một biển kín lớn thứ 4 thế giới, Aral ngày càng thu hẹp lại, và nó sẽ bốc hơi hoàn toàn trong vòng 10 năm kế tiếp.

7. Hồ Oroville, California (7/2010 - 8/2016)

Khu vực hồ Oroville từng là một "tiên cảnh" dành cho các hoạt động bơi thuyền, câu cá, nghỉ dưỡng... Nhưng rồi đợt hạn hán lịch sử kéo dài đến 5 năm kể từ 2010 đã khiến cái hồ gần như cạn khô, diện tích thu hẹp đến quá 2/3.

Theo các chuyên gia khí tượng, hạn hán xảy ra do ảnh hưởng từ El Nino.

8. Hồ Powell tại Arizona và Utah (3/1999 - 5/2014)

9. Hồ Mar Chiquita, Argentina (7/1998 - 9/2011)

Vốn là một trong những hồ nước mặn lớn nhất Nam Mỹ, thời gian cũng đối xử khá tàn khốc với hồ Mar Chiquita. Diện tích hồ đang teo nhỏ dần - chủ yếu do biến đổi khí hậu và quá trình xấm lấn của dân địa phương.

10. Núi Matterhorn thuộc dãy Alps (8/1960 - 8/2005)

Cùng một khoảng thời gian trong năm, mà lượng băng tuyết tại đỉnh Matterhorn (biên giới Thụy Sĩ và Ý) có sự khác biệt hoàn toàn - một hậu quả rõ rệt của biến đổi khí hậu.

11. Rừng Rondonia, Brazil (6/1975 - 8/2009)

Hệ quả sau hàng chục năm con người tàn phá rừng, lấy đất làm nông nghiệp tại Brazil.

12. Rừng Uruguay ( 3/1975 - 2/2009)

Không giống các quốc gia khác, Uruguay lại tìm cách mở rộng diện tích rừng - từ 45.000 hecta lên tận 900.000 hecta.

Tuy nhiên, do chủ yếu sử dụng cây trồng của con người nên quá trình này gây ảnh hưởng khá lớn đến đa dạng sinh học của khu rừng.

Cập nhật: 08/09/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video