Xử trí đúng cách khi bị chó mèo cắn

Rửa kỹ vết thương trong 15 phút với nước, sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc Povidone, chích ngừa dại với 5 mũi tiêm bắp hoặc 4 mũi tiêm trong da.

Theo các bác sĩ Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật dại trên da bị tổn thương. Một số biểu hiện của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong.

Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% đối với cả người và động vật. Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin hay huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật là biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh dại.

Khi bị chó mèo dại hay nghi dại cắn, cần:

  • Xối rửa kỹ tất cả vết cắn, cào trong 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch.
  • Sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc cồn iod, Povidone, Iodine để làm giảm lượng virus dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.
  • Trong lúc rửa vết thương, không làm dập thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn.
  • Đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại.
  • Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn người và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn, cào. Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết… bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay.


Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật là biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh dại.

Tiêm chủng phòng bệnh dại

  • Dự phòng trước phơi nhiễm áp dụng cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus dại như cán bộ thú y, kiểm lâm, người nuôi dạy thú, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với virus dại, người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại.
  • Dự phòng trước tiếp xúc (tiêm bắp hoặc tiêm trong da) với 3 mũi cơ bản vào các ngày 0-7-21-28. Tiêm nhắc lại một mũi sau một năm, sau đó nhắc lại mỗi 3-5 năm.
  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị động vật cào, cắn. Lịch tiêm chủng cho từng trường hợp sẽ được tư vấn bởi bác sĩ tại cơ sở tiêm chủng.
  • Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại phải tuân thủ tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.
  • Điều trị dự phòng sau tiếp xúc với phác đồ tiêm bắp vào các ngày 0-3-7-14-28. Phác đồ tiêm trong da vào các ngày 0-3-7-28.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:

  • Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
  • Không thả rông chó, mèo.
  • Chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
  • Không đùa nghịch, trêu chọc chó mèo.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Cập nhật: 26/05/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video