Xuất hiện các lốc xoáy lạ trên bề mặt của Mặt Trời

Các nhà nghiên cứu về Mặt Trời thuộc đại học Aberystwyth của Anh vừa mới phát hiện ra trên thiên thể ánh sáng của chúng ta xuất hiện những cơn lốc xoáy khổng lồ. Kích thước của những cơn lốc này lớn gấp vài lần so với Trái Đất, tốc độ của nó cũng lên tới 190 nghìn dặm/giờ.

Để xác định được hiện tượng bất thường này là nhờ vào các máy camera có độ phân giải cao được đặt trên tàu vũ trụ Solar Dynamic Observatory của Cơ quan hàng không vũ trụ NASA (Mỹ). Theo chỉ số đo lường của tàu này, nhiệt độ không khí ở đây đã lên tới mức 3,6 triệu độ F (Fahrenheit), tương đương 2 triệu độ K (Kelvin).

Nguyên nhân xuất hiện những trận lốc xoáy năng lượng Mặt trời nói trên là do sự biến động từ trường của các ngôi sao. Đôi khi, những cơn lốc xoáy quanh quẩn trên bề mặt Mặt Trời cũng sẽ di chuyển từ hành tinh này sang không gian vũ trụ. Nếu Trái Đất phải hứng chịu những cơn lốc này (các dòng vật chất plasma do Mặt Trời phát ra), cơ quan khí tượng sẽ thông báo về bão Mặt trời (nguyên nhân gây bão từ), và những chiếc máy tinh vi hay sức khỏe của con người khi bị nhiễm bão này sẽ phải trải qua nhiều thử thách.

Tàu vũ trụ Solar Dynamic Observatory được phóng vào vũ trụ từ tháng 2/2010. Nó quay xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo địa tĩnh tròn ở độ cao 36.000km và thường xuyên theo dõi những biến đổi của Mặt Trời.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video