Y tá thường búng vào kim tiêm trước khi tiêm, bạn có biết vì sao?

Đó là hành động "búng" vào kim tiêm. Nhưng tại sao họ phải làm như vậy?

Khác biệt với phần lớn các chuyên ngành khác, sinh viên y khoa đều có thời gian học tối thiểu là 6 năm. Điều này không có gì là lạ, bởi khi làm việc trên cơ thể con người thì mọi thứ đều phải được thực hiện thật chính xác - ngay cả từ những điều nhỏ nhất.

Hành động búng nhẹ vào bơm kim tiêm là một ví dụ.


Trước khi tiêm, y tá nào cũng làm hành động này. (Ảnh minh họa).

Thao tác này hẳn phải có một ý nghĩa nào đó nên tất cả mọi chuyên viên ngành y - từ y tá đến bác sĩ, ai ai cũng phải tuân theo. Nhưng đó là gì cơ chứ? Có phải họ làm thế để... làm màu không?

Ồ không! Trong y học, những việc làm rất nhỏ cũng có thể tạo ra ảnh hưởng lớn. Ở đây, họ làm như vậy cốt là để đẩy hết toàn bộ không khí ra khỏi bơm kim tiêm.

Thường thì các y tá sẽ hướng đầu kim lên trên, búng nhẹ vào thân ống giúp cho các bong bóng khí nhỏ tập trung lên phần đầu của bơm tiêm. Sau đó họ sẽ ấn vào cần đẩy để đưa hết chỗ bọt khí này ra ngoài.


Một chiếc kim tiêm chỉ sẵn sàng làm nhiệm vụ khi không còn một chút khí nào bên trong.

Một chiếc kim tiêm chỉ sẵn sàng làm nhiệm vụ khi không còn một chút khí nào bên trong - đó là luật lệ bất di bất dịch mà ai làm nghề y cũng phải nhớ.

Quy tắc được đúc rút từ những bi kịch

Hành động chúng ta tưởng là đơn giản này hóa ra lại là kinh nghiệm được rút ra từ nhiều ca mà bệnh nhân đã "sống dở chết dở": từ khó thở, tụt huyết áp, đau ngực, đau cơ, đau khớp,… cho đến suy tim, suy hô hấp, mất ý thức, đột quỵ... Những triệu chứng đáng sợ này đều là hậu quả của việc để khí lọt vào cơ thể, gây ra hiện tượng nghẽn mạch.

Các bong bóng tưởng như rất vô hại, khi lọt vào mạch máu lại có thể làm cho hệ tuần hoàn phải khốn đốn. Chúng sẽ cứ lì ra đó và cản trở sự lưu thông của máu, kéo theo các hiểm họa khôn lường.


Bong bóng khí trong mạch máu.

Khi phát hiện nghẽn mạch dựa trên các triệu trứng hoặc bằng các phương pháp như dùng sóng siêu âm, chụp cắt lớp CT, các bác sĩ sẽ lựa chọn hướng khắc phục sự cố cho từng trường hợp.

Các bác sĩ có thể chỉ cần hướng dẫn bệnh nhân ngồi ở tư thế, sao cho bóng khí không đi vào những nơi quan trọng như tim, phổi, não. Có thể kích cho tim đập nhanh, cho thở oxy để bù lại sự trì trệ của hệ tuần hoàn khi đó.


Phá vỡ một nguyên tắc rất nhỏ - và bạn có thể kết liễu một mạng người.

Hai cách làm này giúp trì hoãn các hậu quả xấu, chờ cho đến khi thành mạch hấp thụ hết bóng khí là người bệnh sẽ an toàn. Một vài trường hợp khẩn cấp sẽ phải dùng tới can thiệp bằng phẫu thuật.

Nghẽn mạch với người trưởng thành khỏe mạnh thì chưa chắc đã nguy hiểm. Nhưng nếu là một người bệnh vốn đã suy tim, việc để bóng khí lọt vào mạch máu gần như chắc chắn là một bản án tử.

Phá vỡ một nguyên tắc rất nhỏ - và bạn có thể kết liễu một mạng người. Điều này không chỉ người làm nghề y cần ghi nhớ mà ngay cả chúng ta cũng phải khắc cốt ghi tâm. Bởi hiện tượng nguy hiểm này còn có thể xảy ra trong khi truyền dịch.

Cập nhật: 14/08/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video