Cá nhận ra nhau dưới ánh sáng tử ngoại

  •  
  • 746

Trong khi chúng ta dựa vào các yếu tố như màu mắt và màu tóc để phân biệt các tộc người, một số loài cá lại dựa vào ánh sáng tử ngoại (UV) để phân biệt loài cá này với loài cá khác, theo một nghiên cứu sẽ được công bố trên tạp chí Current Biology vào tháng 3. 

Dưới ánh sáng tia tử ngoại, loài cá Lemon có đốm phản xạ với tia UV nhạy hơn so với ở loài cá chúa Ambon.


Từ lâu, các nhà khoa học đã biết được một số loài động vật có thể nhìn thấy bằng tia tử ngoại. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thể phát hiện ra mắt của chúng hoạt động như thế nào vì mắt con người không thể quan sát thấy tia tử ngoại.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hai loài cá chúa khác nhau. Về cơ bản, hai loài cá này có kích thước và mức độ hiếu chiến khá giống nhau nên chúng ta khó mà phân biệt được chúng.

Nghiên cứu được tiến hành bằng cách đặt một con cá chúa đực thuộc loài Ambon (Pomacentrus amboinensis) và một con cá chúa đực khác thuộc loài Lemon (P. moluccensis) vào hai ống nhựa khác nhau. Ở điều kiện ánh sáng tự nhiên, hai con đực này có xu hướng muốn chọi nhau khi nhìn thấy nhau.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã sử dụng ánh sáng UV trong thí nghiệm để xem hai loài cá này có phân biệt được địch thủ của chúng nữa hay không. Dưới ánh sáng tia tử ngoại, loài cá Lemon có đốm phản xạ với tia UV nhạy hơn so với ở loài cá chúa Ambon.

Kết quả thí nghiệm cho thấy hai con đực của hai loài các chúa khác nhau này vẫn có thể nhận ra sự khác nhau giữa chúng ngay cả trong ánh sáng tia UV. Chứng tỏ mắt của chúng có thể nhìn thấy các đối tượng dưới ánh sáng tia cực tím.

"Chúng tôi không biết những yếu tố nào được sử dụng bởi những con cá này, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy chúng có thể phân biệt sự khác nhau giữa chúng trong ánh sáng tia UV", tiến sĩ Ulrike Siebeck, thuộc Trường Đại học Queensland (Australia), nói.

Theo VietNamNet (LiveScience)
  • 746