Điều gì xảy ra nếu nhảy dù từ trạm Vũ trụ Quốc tế?

  •  
  • 3.689

Phần lớn người nhảy dù nhảy khỏi máy bay từ độ cao 3,8km. Nhưng hãy tưởng tượng bạn nhảy dù ở nơi cao hơn, ví dụ như Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Trừ khi bạn có bộ giáp như Người Sắt, kết quả sẽ không mấy tốt đẹp. Nhưng hãy tưởng tượng Người Sắt cho bạn mượn bộ giáp. Ok 1,2, 3… nhảy! Khoan đã… chuyện gì vậy?

Đúng đấy, bạn sẽ không rơi thẳng xuống. Thực tế là bạn sẽ mất ít nhất 2,5 năm để chạm đất. Vậy chuyện gì đang xảy ra?

Độ cao không phải lí do chính khiến bạn rơi lâu như vậy. Nếu bạn rơi như người nhảy dù bình thường, cú nhảy chỉ kéo dài khoảng hai tiếng. Nhưng vấn đề là bạn không rơi thẳng xuống. Bạn rơi vào quỹ đạo. Nguyên nhân là tốc độ.

Như bạn thấy, ISS được gọi là trạm, nhưng nó hầu như không đứng yên. Trạm ISS di chuyển nhanh hơn 12 lần so với máy bay chiến đấu phản lực. Nếu bạn bắn bất cứ thứ gì từ tốc độ đó trên Trái đất, trước khi rơi xuống đất, nó sẽ bay mất. Trạm ISS trôi nổi trong vũ trụ, nó rơi về phía Trái đất và bay mất.

Rơi qua khí quyển ở tốc độ lớn như vậy sẽ tạo nhiều áp lực lên bộ giáp của bạn.
Rơi qua khí quyển ở tốc độ lớn như vậy sẽ tạo nhiều áp lực lên bộ giáp của bạn.

Khi bạn nhảy khỏi trạm ISS, lúc đầu bạn cũng rơi ở tốc độ đó, sau đó bạn cũng rơi vào quỹ đạo ít nhất là một lúc. Dù ở rất cao, trạm ISS vẫn bay xuyên qua lớp khí quyển rất mỏng. Ma sát khiến trạm bay chậm lại. Do đó, trạm phải vận hành động cơ để duy trì tốc độ và tránh đâm xuống Trái đất.

Nhưng đáng tiếc là bộ giáp của bạn không gắn kèm động cơ ở chân. Hai hệ quả sẽ xảy ra.

  • Đầu tiên, bạn không thể thao tác và phải hi vọng không đụng trúng 1 trong 13.000 mảnh rác vũ trụ.
  • Hai là không có tên lửa để duy trì tốc độ, bạn sẽ bay chậm lại và rơi theo chiều xoắn ốc xuống Trái đất. Nhưng cú rơi sẽ không nhanh chóng.

Ví dụ, trạm Thiên Cung 1 của Trung Quốc mất khoảng 2 năm để rơi khỏi quỹ đạo. Trên trạm ISS, bạn ở cao hơn nên sẽ mất khoảng 2,5 năm. Nhưng khí tới tầng khí quyển, thời gian chờ đợi kéo dài của bạn sẽ chấm dứt.

Khi trở lại khí quyển, bạn có một mục tiêu là rơi chậm lại. Bạn đang di chuyển ở tốc độ siêu thanh. Vì vậy, nếu bạn mở dù lúc này, chiếc dù sẽ rách tơi tả và đó không phải là vấn đề duy nhất.

Rơi qua khí quyển ở tốc độ lớn như vậy sẽ tạo nhiều áp lực lên bộ giáp của bạn. Lực gia tốc ít nhất là 8G, gấp 8 lần trọng lực ở mực nước biển. Nếu chân bạn hướng xuống đất, cú rơi sẽ khiến máu bạn dồn từ não xuống chân. Bạn có thể sẽ bất tỉnh, trừ khi bạn là phi công chiến đấu được huấn luyện để chịu đựng lực gia tốc 5G.

Nếu không bất tỉnh, bạn có thể lo ngại về nhiệt độ lạnh cóng ở trên cao. Nhưng bộ giáp của bạn nhiều khả năng sẽ tan chảy hơn là đông cứng. Bạn biết làm ấm bằng cách xoa tay vào nhau chứ? Giờ hãy tưởng tượng bộ giáp của bạn cọ xát với phân tử khí trong khí quyển ở tốc độ nhanh hơn ít nhất 6 lần vận tốc âm thanh. Bạn sẽ bị nung nóng tới 1650 độ C, đủ nóng để làm chảy sắt.

Nhiệt độ này nóng tới mức tách electron khỏi nguyên tử, tạo thành quầng plasma màu hồng quanh cơ thể bạn và phá hủy bộ giáp. Nếu vấn đề đó chưa đủ, lực kéo sẽ làm đứt tứ chi của bạn, nhưng bộ giáp sẽ giúp bạn nguyên vẹn.

Ở cách mặt đất 41km, bạn sẽ đạt kỉ lục nhảy dù cao nhất thế giới. Năm 2014, Alan Eustace mặc bộ đồ điều áp khi bay khí cầu tới độ cao này. Ông phá vỡ rào cản âm thanh khi nhảy xuống, mở dù và tiếp đất khoảng 15 phút sau cú nhảy. Nhưng bạn sẽ rơi nhanh hơn Eustace, gấp khoảng 3 lần vận tốc âm thanh. Trên thực tế, bạn sẽ không rơi đủ chậm để mở dù an toàn. Đó là lúc bộ giáp Người Sắt sẽ cứu bạn lần nữa.

Ở cách mặt đất 1km, bạn đã tới độ cao thông thường của người nhảy dù. Lúc này, dù của bạn có thể phát huy công dụng. Cuối cùng, đã đến lúc tiếp đất nhẹ nhàng.

Cập nhật: 18/07/2018 Theo VNE
  • 3.689