Phát hiện nhiều sinh vật biển tuyệt đẹp

  •  
  • 3.481

Hơn 6 ngàn loài sinh vật biển mới được khám phá. Trong đó, có nhiều sinh vật huyền bí và đẹp tuyệt vời.

Các nhà khoa học mới đây vừa công bố kết quả cuộc nghiên cứu toàn diện về các loài sinh vật biển. Tổng chi phí cho cuộc khảo sát mang tính toàn cầu này lên đến 650 triệu USD. Có 2.700 nhà khoa học, 670 viện nghiên cứu tham gia dự án với hơn 540 cuộc thám hiểm trong thời gian 9.000 ngày.

Họ đã dùng những công nghệ tiên tiến nhất để theo dõi xem vùng biển nào các loài cá hay bơi đến. Các nhà khoa học sử dụng máy móc hiện đại để ghi lại dữ liệu về hải cẩu. Họ lặn xuống nước với các thiết bị âm thanh để “đo” được lượng cá ở quanh đảo Manhattan.


Loài tôm được biết đến với cái tên Ceratonotus. Nó có gai và càng trông rất đáng sợ. Loài sinh vật này được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 2006 ở độ sâu 5,4 ngàn mét tại Angola Basin. Và cũng trong năm đó, nó được tìm thấy ở phía nam biển Atlantic và ở Thái Bình Dương.

Cuộc khảo sát đã cung cấp một bức tranh toàn diện nhất từ trước tới nay có về sự đa dạng, phong phú cũng như sự phân bố của mọi loại sinh vật trong đại dương của từ vi khuẩn dưới biển đến cá voi; từ vùng cực băng giá đến vùng nhiệt đới ấm áp và từ những khu vực cạn gần bờ đến giữa đại dương sâu thẳm.


Con tôm hùm mù với cái càng kỳ quái rất dài được cho là loài rất hiếm chỉ có 4 mẫu được lấy tại Úc.

Dự án đã khám phá khoảng hơn 6 ngàn loài mới. Giáo sư Ian Poiner, Chủ tịch dự án nghiên cứu cho biết: “Từ những đại dương hay vùng có nước tại các cực trái đất ở vùng cực trái đất hay vùng xích đạo đều có sự sống phong phú của sinh vật. Nên có thể có hàng triệu loài khác nhau dưới đáy đại dương vẫn đang tồn tại".


Giáo sư Niel Bruce (Bảo tàng nhiệt đới Queensland) đang nghiên cứu loài sinh vật biển khi tiếp xúc với ánh sáng.

Ví dụ như loài tôm được biết đến với cái tên Ceratonotus. Nó có gai và càng trông rất đáng sợ. Loài sinh vật này được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 2006 ở độ sâu 5,4 ngàn mét tại Angola Basin. Và cũng trong năm đó, nó được tìm thấy ở phía nam biển Atlantic và ở Thái Bình Dương.


Con sên này được tìm thấy tại Suiyo Seamount, Nhật.

Nhà thám hiểm Pedro Martinez Arbizu, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu tại Đức của dự án nghiên cứu sự đa dạng sinh học đại dương cho rằng: Bản thân ông cũng ngạc nhiên vì những khám phá về những sinh vật nhỏ bé lại có thể cư trú ở những khu vực rộng lớn đến vậy.


Động vật thân giáp này được tìm thấy tai Đại Tây Dương vào năm 2005.

Ông nói: “Sau 10 năm nghiên cứu, chúng tôi nhận ra rằng, chúng tôi vẫn không thể đánh giá chính xác số lượng loài sinh vật biển. Những loài chúng ta biết được ít nhất có khoảng 1 triệu loài sống ở các khu vực biển trên trái đất".


Con cua lông có tên la Yeti được tìm ra năm 2006.

Một trong những loài đẹp và tuyệt vời nhất được khám phá trong 1 thập kỷ của cuộc nghiên cứu là tôm Jurassic . Loài tôm này tưởng như đã tuyệt chủng cách đây 50 triệu năm. Và đặc biệt nữa là loài cua có cái tên Yeti


Con rồng biển hình lá cây.

Các cuộc thám hiển đã khám phá ra rằng cá ngừ Đại Tây Dương cũng sống ở vùng bờ biển phía đông nước Mỹ và vùng biển của Tây Ban Nha hoặc ở địa Trung Hải khi chúng di cư.


Sâu tơ được tìm thấy tại vịnh Sagami Bay, Nhật Bản ở độ sâu 925 mét.

Nhiều sinh vật biển được tìm thấy ở những nơi tưởng như không thể sinh sống được. Do yếu tố di truyền hoặc do nhu cầu sinh tồn mà nhiều loài đã chuyển nơi cư ngụ từ những vùng biển này sang vùng biển khác hoặc sống ở tầng trên của biển chuyển xuống vùng đáy đại dương.


Con sâu ống được tìm thấy biển Celebes ở Nam Á .

Giáo sư Poiner cho biết: “Lần đầu tiên, chúng tôi có một cuộc nghiên cứu về cuộc sống của đại dương và có một ranh giới toàn cầu giúp chúng ta có cái nhìn khác đi về tương lai. Để từ đó, thay đổi hành động đối với loài động vật biển, phát triển các nguồn năng lượng, khai thác khí gas và dầu, những ảnh hưởng về khí hậu toàn cầu, những cảnh báo về đại đương và biển ngày càng bị axít hóa.

Cuộc nghiên cứu cũng giúp chúng ta nhìn lại cách chúng ta đánh bắt cá, với những thực phẩm chúng ta dùng trong nhà hàng để thấy điều gì đã xảy ra với biển
”.

Dự án này là hoạt động có ý nghĩa nhằm viết lên tấm bản đồ toàn cầu về thế giới hoang dã dưới đáy biển. Cuộc nghiên cứu đã đưa ra được nhiều điều rất đặc biệt từ những nghiên cứu về rùa cho đến chim biển và cá mập. Những loài này dần đang ít đi với những hành động săn bắt của con người.

Theo VTC, DailyMail
  • 3.481