Những sự thật về giấc ngủ có thể bạn chưa biết

  •   4,33
  • 18.285

Không thể phủ nhận là giấc ngủ là một phần không thể thiếu của cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hay không khí để hít thở hàng ngày. Nó ảnh hưởng đến cả thể lực và trí lực của con người. Mất ngủ có thể làm giảm khả năng học tập và ghi nhớ của con người, làm giảm khả năng chịu đau đớn…

>>> Những đồ vật cần "loại bỏ" trước khi đi ngủ

Ngoài ra, sự rối loạn giấc ngủ của con người còn có thể gây ra những thảm họa lớn như chernobyl, Three Mile Island, …Vì thế có thời gian ngủ hợp lý và đảm bảo chất lượng của giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng.

Infographic dưới đây trình bày những mối liên hệ của giấc ngủ với đời sống và cho thấy tầm quan trọng của nó.

Những sự thật về giấc ngủ có thể bạn chưa biết




Những sự thật về giấc ngủ có thể bạn chưa biết

Ngoài những điều trên, thực tế chúng ta đang có kha khá những lầm tưởng về giấc ngủ, hay nói cách khác là những lời đồn. Vậy những lời đồn đó là gì?

Lời đồn 1: Không ngủ đủ 8 tiếng, cả người không ổn

Thực tế: Có người chỉ ngủ 4 tiếng hôm sau vẫn có thể sảng khoái làm việc, nhưng cũng có người phải ngủ tới 10 tiếng, thời gian ngủ có sự khác biệt giữa mỗi người, nó có liên quan tới các nhân tố như tuổi tác, di truyền… Chúng ta không nên vơ đũa cả nắm như vậy, quan trọng nhất là tìm ra khoảng thời gian ngủ phù hợp với bản thân nhất rồi kiên trì.

Lời đồn 2: Cứ lên giường nằm, cố nhắm mắt vào là ngủ được

Thực tế: Khi bạn bị mất ngủ, càng cố càng khó ngủ, bởi khi ấy là bạn đang hình thành một chu kỳ tiêu cực căng thẳng tâm lý quá mức. Lúc này, nên rời giường, làm chút việc gì đó tiêu hao năng lượng thể chất để cơ thể được thư giãn, làm vậy có ích hơn cho việc chìm vào giấc ngủ.

Lời đồn 3: Ngáy, ngủ sẽ ngon hơn

Thực tế: Ngáy và ngủ ngon không liên quan gì tới nhau, ngủ ngáy thậm chí còn có thể là một chứng rối loạn giấc ngủ, nó còn được gọi là hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, do cấu trúc bất thường của đường thở, gây ra tiếng thở mạnh vào ban đêm, thậm chí còn có thể xuất hiện hiện tượng ngưng thở. Những người ngủ ngáy nên đi khám càng sớm càng tốt.

Lời đồn 4: Ngủ trưa một mạch tới 5h chiều, sảng khoái!

Thực tế: Ngủ trưa quá lâu có thể khiến buổi tối khó đi vào giấc ngủ, dẫn tới việc thức đêm, làm náo loạn thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, dù là đi làm hay được nghỉ, buổi trưa cũng chỉ nên ngủ từ 30 phút tới 1 tiếng, để cơ thể được nghỉ ngơi một lúc. Không buông thả ngủ giấc trưa tới chiều, có vậy mới giữ được cơ thể khỏe mạnh.

Lời đồn 5: Ăn no là buồn ngủ, buồn ngủ thì đi ngủ, sướng!

Thực tế: sau khi ăn no, cholecystokinin tăng và orexin giảm khiến chúng ta mệt mỏi và buồn ngủ, nếu bước vào giấc ngủ lúc này, dạ dày và ruột, gan, lá lách và các cơ quan khác vẫn đang bận rộn, tiêu hóa thức ăn, không được nghỉ ngơi khiến lượng máu cung cấp cho não không đủ, vì vậy tốt hơn hết bạn nên nghỉ ngơi ít nhất một giờ sau bữa ăn rồi hãy nằm nghỉ ngơi.

Lời đồn 6: Điên cuồng tập luyện sẽ giúp ngủ ngon hơn

Thực tế: 3 đến 4 bài tập aerobic hay gym mỗi tuần có thể làm giảm trầm cảm và lo lắng, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn, nhưng việc tập thể dục mạnh trước khi đi ngủ sẽ khiến các dây thần kinh giao cảm hoạt động quá mức và khó đi vào giấc ngủ.

Việc tập luyện mạnh trước khi đi ngủ thực chất sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Việc tập luyện mạnh trước khi đi ngủ thực chất sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Lời đồn 7: Đọc sách trước khi đi ngủ có thể khiến bạn buồn ngủ

Thực tế: Nhiều người sẽ đọc sách trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, giúp đi vào giấc ngủ. Cuốn sách thôi miên tốt nhất là cuốn mà bạn không hứng thú, nhưng nếu đó là lĩnh vực bạn quan tâm, nó ngược lại sẽ khiến não bộ của bạn luôn hưng phấn.

Lời đồn 8: Khi không ngủ được, uống chút rượu

Thực tế: Đồ uống không phải là cách giúp ngủ ngon. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc uống một ly rượu trước khi đi ngủ, sẽ khiến bạn càng uống càng nhiều, bạn có thể bị say. Rượu sẽ làm chất lượng giấc ngủ kém đi, thức giấc vào ban đêm không thể ngủ lại được.

Lời đồn 9: Lướt điện thoại là nghi thức trước khi đi ngủ của tôi

Thực tế: Ánh sáng là tác nhân chính ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể chúng ta, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng sẽ ức chế sự tiết melatonin, càng lướt điện thoại bạn sẽ càng tỉnh. Thiết bị điện tử nên được đặt ra thật xa trước khi đi ngủ, đây mới là nghi thức đúng đắn trước khi đi ngủ.

Lời đồn 10: Thức dậy ngay khi đồng hồ báo giờ đổ chuông, tràn đầy năng lượng

Thực tế: hầu hết mọi người đều sử dụng đồng hồ báo thức hẹn giờ, đồng hồ báo thức khi đổ chuông sẽ lập tức khiến chúng ta tỉnh, dậy ngay lập tức sẽ khiến cơ thể kiệt sức. Cách tiếp cận đúng là đặt chuông đồng hồ báo thức, tắt đồng hồ báo thức và nằm xuống một lúc trước khi thức dậy. Thức dậy vào thời điểm này là thoải mái nhất, bạn sẽ bắt đầu một ngày mới tràn đầy sức sống.

Lời đồn 11: Tôi bị mất ngủ đêm qua, vì vậy tôi ngủ bù vào ban ngày

Thực tế: Ngủ không phải là cho vay, ngủ bù ban ngày sẽ tước đi giấc ngủ ban đêm, nó khiến bạn ít buồn ngủ hơn vào ban đêm. Mất ngủ một đêm cũng không phải là điều to tát, công việc và học tập sẽ tiếp tục như bình thường vào ngày hôm sau, vào buổi tối, bạn sẽ lại cảm thấy buồn ngủ, lúc này đi ngủ mới có thể điều chỉnh được trở lại nhịp điệu ngủ lành mạnh.

Lời đồn 12: Chọn gối và nệm êm ái và chìm vào giấc mơ nhẹ nhàng

Thực tế: Một tấm nệm quá mềm sẽ khiến trọng lượng cơ thể mất đi điểm nâng đỡ cân bằng, phá hủy độ cong sinh lý tự nhiên của cột sống, dễ dẫn tới hiện tượng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Hệ thống nâng đỡ bên trong của nệm phải đủ cứng để chịu được áp lực của cơ thể, còn chất liệu của bề mặt tiếp xúc với cơ thể phải mềm mại để đảm bảo đủ độ đàn hồi và thoải mái.

Cập nhật: 15/07/2021 Theo Batoro-Tinh Tế/doanhnghieptiepthi
  • 4,33
  • 18.285