Rắn mũi móc phương Tây, một loài rắn nhỏ đặc hữu của các sa mạc của Hoa Kỳ và Mexico, nổi tiếng với cơ chế phòng thủ bằng cách đánh rắm thay vì sử dụng nọc độc.
Rắn hổ mang và rắn đuôi chuông có nọc độc chết người, các loài co thắt như trăn có cơ bắp khỏe mạnh, nhưng rắn mũi móc phương tây thì dựa vào một cơ chế tự vệ khác thường hơn đó là đánh rắm.
Âm thanh xì hơi do những con rắn nhỏ này tạo ra có thể truyền xa tới 2m.
Khi bị đe dọa, nó phát ra các bọt khí ầm ầm từ lớp đệm - lỗ thông thường để bài tiết ở đuôi rắn. Được biết đến là hiện tượng đầy hơi trong cơ thể (cloacal popping) hoặc phòng thủ.
Phương tiện phòng thủ kỳ lạ này được thiết kế để gây bối rối cho những kẻ săn mồi đủ lâu để những con rắn có thể trốn thoát.
Bruce Young, một nhà hình thái học thực nghiệm tại Đại học Lafayette ở Easton, Pennsylvania nói với Tạp chí Discover rằng rắn mũi móc phương Tây tạo ra những chiếc rắm đặc trưng của chúng bằng cách sử dụng hai bộ cơ để cô lập một túi khí nén và sau đó co thắt cơ vòng cloacal để tống nó ra ngoài một cách mạnh mẽ.
Âm thanh xì hơi do những con rắn nhỏ này tạo ra có thể truyền xa tới 6'6 ft (khoảng hơn 2m), kéo dài chỉ khoảng 2/10 giây và thường lặp đi lặp lại.
Mặc dù không phải là loại rắm ồn ào nhất theo tiêu chuẩn của con người, nhưng chúng có xu hướng tạo ra âm vực cao hơn đối với các loài động vật khác, nên điều này có thể khá khó hiểu.
Bruce Young đã tiến hành một số thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và nhận thấy rằng một số con rắn mũi móc phương tây mạnh mẽ đến mức chúng tự nâng mình lên khỏi mặt đất.
Young cho biết: “Về cơ bản, đó là chứng đầy hơi của rắn, nhưng rắn mũi móc đã dồn rất nhiều năng lượng vào khu vực này, đến mức trong một số trường hợp, chúng sẽ tự bay lên khỏi mặt đất".
Trong những năm qua, chúng tôi đã giới thiệu về một số cơ chế phòng thủ độc đáo ở các loài động vật nhưng cơ chế này ở loài rắn mũi móc phương được xem là điều rất kỳ lạ.
Rắn mũi móc phương tây và rắn san hô Arizona là những loài rắn duy nhất được biết đến là sử dụng cơ chế phòng vệ tự nhiên.