Mắc kẹt trên "nóc nhà thế giới"

  •   52
  • 8.833

Những người du mục Kyrgyz ở vùng đất Wakhan (Afghanistan) gọi quê hương của họ là Bam-e Dunya, có nghĩa là “nóc nhà của thế giới”. Cái tên này có vẻ thơ mộng và đẹp đẽ, cũng giống như cảnh quan đẹp mê hồn nơi đây. Tuy nhiên nó cũng giúp người ta dễ dàng hình dung về một môi trường khắc nghiệt nhất trên trái đất, nơi thách thức khả năng sinh tồn của con người bởi độ cao, sự hẻo lánh và băng tuyết bao phủ quanh năm.

Wakhan là một vùng lãnh thổ xa xôi hẻo lãnh phía Đông Bắc của đất nước Afghanistan nằm sâu trong những dãy núi hùng vỹ của khu vực Trung Á. Phần lớn diện tích của nó có độ cao trên 4200 mét so với mực nước biển. Ở đây nhiệt độ xuống dưới 0 suốt 340 ngày trong năm cùng với những cơn gió giận dữ suốt ngày đêm khiến cho cây cối không thể vươn lên khỏi mặt đất. Thậm chí rất nhiều người Kyrgyz chưa bao giờ nhìn thấy một cái cây cao!

Những người dân du mục nơi đây chủ yếu sống nhờ đàn gia súc, do đó hàng ngày họ phải di chuyển cùng đàn gia súc của mình đi khắp khu vực để tìm kiếm thức ăn và nguồn nước.
Những người dân du mục nơi đây chủ yếu sống nhờ đàn gia súc, do đó hàng ngày họ phải di chuyển cùng đàn gia súc của mình đi khắp khu vực để tìm kiếm thức ăn và nguồn nước.

Tại khu vực thung lũng cằn cỗi có tên là Tiểu Pamir, sự sống còn của người dân phụ thuộc vào đàn gia súc của họ.
Tại khu vực thung lũng cằn cỗi có tên là Tiểu Pamir, sự sống còn của người dân phụ thuộc vào đàn gia súc của họ. Những cô gái Kyrgyz trong chiếc áo choàng màu đỏ đang vắt sữa cừu, đồng thời thu lượm những tảng phân khô của chúng xếp gọn gàng lên bờ tường để dành làm chất đốt. Những con cừu, dê, lạc đà và cả bò Tây Tạng cung cấp sữa, thịt và len cho họ. Thậm chí chúng còn được sử dụng như một loại tiền tệ để đổi lấy hàng hóa: một con cừu dùng mua được 110kg bột mì.

Cô gái trẻ đang bế những chú cừu non đến cho mẹ chúng giữ ấm vào ban đêm (ban ngày con non được tách riêng).
Cô gái trẻ đang bế những chú cừu non đến cho mẹ chúng giữ ấm vào ban đêm (ban ngày con non được tách riêng). Tại đây vào những ngày đặc biệt lạnh giá, những con vật nuôi còn non yếu sẽ được chủ nhân giữ ấm bằng cách cho vào những chiếc túi vải và treo bên trong lều của họ. Những người Kyrgyz thường phàn nàn rằng mùa đông ở chỗ họ rất tàn bạo. Nhưng liệu những người này có mong muốn một nơi nào khác?

Một cậu bé tinh nghịch đang tung hứng con mèo của mình tại một khu trại mùa đông của gia đình cậu, gần biên giới giữa Afghanistan với Tajik.
Một cậu bé tinh nghịch đang tung hứng con mèo của mình tại một khu trại mùa đông của gia đình cậu, gần biên giới giữa Afghanistan với Tajik. Sự sống còn của người dân ở đây phụ thuộc gần như hoàn toàn vào bầy gia súc, vì vậy mà tình cảm của họ với những con vật nuôi của mình cũng rất đặc biệt.

Hajji Roshan Khan, người đàn ông Kyrgyz 32 tuổi đang chờ vợ đi lấy nước cùng với con lừa của gia đình trở về vào một ngày đông lạnh giá.
Hajji Roshan Khan, người đàn ông Kyrgyz 32 tuổi đang chờ vợ đi lấy nước cùng với con lừa của gia đình trở về vào một ngày đông lạnh giá. Năm 2010, Hajji đã trở thành người lãnh đạo mới của bộ tộc Kyrgyzstan thay cho người cha quá cố của mình, Abdul Rashid Khan. Bộ tộc của ông bao gồm khoảng 1.100 người sống du mục trong khu vực Wakhan của Afghanistan.

Trên con đường hiểm trở nằm vắt ngang một sườn núi cao chót vót phủ đầy bằng tuyết, một đoàn thương nhân lữ hành dựa vào những đôi chân vững chãi của loài bò Tây Tạng để đi xuống một thung lũng thấp hơn.
Trên con đường hiểm trở nằm vắt ngang một sườn núi cao chót vót phủ đầy bằng tuyết, một đoàn thương nhân lữ hành dựa vào những đôi chân vững chãi của loài bò Tây Tạng để đi xuống một thung lũng thấp hơn. Với độ cao trên 4.200 mét so với mực nước biển, mùa đông tại khu vực Tiểu Pamir kéo dài tới tận tám tháng trong năm hoặc hơn. Còn tuyết thì thậm chí có thể rơi dày đặc ngay cả giữa những ngày hè!

Hình ảnh những người đàn ông Kyrgyzstan đang tìm kiếm nơi trú ẩn trong một cái hang nhỏ xíu.
Hình ảnh những người đàn ông Kyrgyzstan đang tìm kiếm nơi trú ẩn trong một cái hang nhỏ xíu. Những hang động đơn sơ như thế này là nơi trú ẩn quen thuộc của những người chăn cừu trong cuộc hành trình hàng năm đưa đàn gia súc từ vùng núi quê hương của họ đến một điểm giao dịch ở gần biên giới với Pakistan. Những chuyến đi này sẽ kéo dài tới năm ngày đêm trong giá rét. Tại điểm gia dịch tập trung, người chăn nuôi sẽ có thể đổi gia súc, len và các sản phẩm từ sữa của mình lấy mọi thứ cần thiết cho cuộc sống, từ trà cho tới tivi.

Hai cô gái Kyrgyzstan đang kéo những chiếc can nhựa đựng nước trên lớp băng trơn của một dòng sông để trở về gia đình.
Hai cô gái Kyrgyzstan đang kéo những chiếc can nhựa đựng nước trên lớp băng trơn của một dòng sông để trở về gia đình. Họ lấy nước bằng cách đục một lỗ xuyên qua lớp băng cứng bao phủ trên bề mặt của con sông. Những người đàn ông thường chỉ đảm nhiệm việc chăn thả gia súc cũng như trao đổi hay là buôn bán chúng, do đó mà phụ nữ Kyrgyz phải làm rất nhiều những công việc nặng nhọc hàng ngày để phục vụ cho cuộc sống gia đình.

Hai người phụ nữ mạo hiểm bước ra ngoài túp lều trét bằng bùn đất của họ sau một cơn mưa đá lớn tại một khu vực cắm trại mùa thu bên cạnh sông Aksu.
Hai người phụ nữ mạo hiểm bước ra ngoài túp lều trét bằng bùn đất của họ sau một cơn mưa đá lớn tại một khu vực cắm trại mùa thu bên cạnh sông Aksu. Những người du mục đôi khi có thể dừng chân tại đây một vài tuần giữa các mùa di cư, khi mà cỏ cho gia súc của họ tại những khu vực cắm trại mùa đông hoặc mùa hè đã trở nên cạn kiệt.

Những thiếu nữ người Kyrgyz sẽ sớm thay tấm mạng che mặt màu đỏ thẫm thời thơ ấu của mình bằng những chiếc khăn chùm màu trắng của người vợ.
Những thiếu nữ người Kyrgyz sẽ sớm thay tấm mạng che mặt màu đỏ thẫm thời thơ ấu của mình bằng những chiếc khăn chùm màu trắng của người vợ. Họ thường kết hôn rất sớm. Trong ảnh là Bibi Zohra, một cô gái tuổi teen. Tuy nhiên cô sắp kết hôn với một người đàn ông gấp đôi tuổi của mình và sẽ phải đối diện với một tương lai đầy rủi ro: tỷ lệ tử vong trong khi sinh nở của phụ nữ Kyrgyzstan cao một cách đáng sợ, gấp khoảng 500 lần so với các nước phát triển!

Cha của Khairuddin hy vọng rằng việc cạo trọc đầu cho con trai mình và đưa tóc của cậu đến “một nơi sạch sẽ”, như là một dòng sông băng chẳng hạn, sẽ giúp chữa khỏi chứng đau đầu dai dẳng cho cậu bé!
Cha của Khairuddin hy vọng rằng việc cạo trọc đầu cho con trai mình và đưa tóc của cậu đến “một nơi sạch sẽ”, như là một dòng sông băng chẳng hạn, sẽ giúp chữa khỏi chứng đau đầu dai dẳng cho cậu bé! Mặc dù người Kyrgyz theo đạo Hồi dòng Sunni, nhưng những nghi lễ thường ngày của họ cũng thể hiện nhiều tín ngưỡng cổ truyền thống khác. Họ tin rằng linh hồn ma quỷ gây ra bệnh tật và ốm đau.

Abdul Metalib và người vợ Halcha Khan của ông bắt đầu hút thuốc phiện sau khi mất đi những đứa con trai, lần lượt 11 người con của họ đã chết trước khi đủ 6 tuổi!
Abdul Metalib và người vợ Halcha Khan của ông bắt đầu hút thuốc phiện sau khi mất đi những đứa con trai, lần lượt 11 người con của họ đã chết trước khi đủ 6 tuổi! Nhiều người Kyrgyzstan cho biết họ sử dụng ma túy như là một cách để giải thoát khỏi nỗi đau, bởi vì họ không có bác sỹ hoặc thuốc men. Hiện ước tính khoảng 50% những người du mục này có thể là người nghiện ma túy.

Những người chăn cừu Kyrgyzstan rất yêu thích điện thoại di động, một trong những thứ quý giá mà họ trao đổi được. C
Những người chăn cừu Kyrgyzstan rất yêu thích điện thoại di động, một trong những thứ quý giá mà họ trao đổi được. Chúng sẽ được sạc bằng những tấm pin năng lượng mặt trời thường dùng cho xe hơi. Và mặc dù những chiếc điện thoại này hoàn toàn vô dụng trong việc thông tin liên lạc do dịch vụ truyền thông di dộng không thể phủ sóng đến được vùng cao nguyên cô lập này, nhưng chúng lại rất tiện lợi để chơi nhạc hay là chụp ảnh.

Ngậm chiếc roi da trong miệng, một người đàn ông Kyrgyz đang điều khiển con ngựa của mình trong một trò chơi truyền thống có tên gọi là Buzkashi, một cuộc thi tương tự như môn polo, ngoại trừ việc người ta thay quả bóng bằng một con dê không có đầu.
Ngậm chiếc roi da trong miệng, một người đàn ông Kyrgyz đang điều khiển con ngựa của mình trong một trò chơi truyền thống có tên gọi là Buzkashi, một cuộc thi tương tự như môn polo, ngoại trừ việc người ta thay quả bóng bằng một con dê không có đầu. Buzkashi cũng chính là môn thể thao quốc gia của Afghanistan, trong khi người Kyrgyzstan gọi đó là trò “ulak tartysh” có nghĩa là “tóm lấy đứa trẻ”.

Những con bò Tây Tạng được đắp chăn nằm phủ phục bên ngoài lều của một đôi vợ chồng trẻ vào đêm trước chuyến đi để buôn bán trao đổi vào mùa hè.
Những con bò Tây Tạng được đắp chăn nằm phủ phục bên ngoài lều của một đôi vợ chồng trẻ vào đêm trước chuyến đi để buôn bán trao đổi vào mùa hè. Lều của họ được dựng lên bằng những chiếc cọc nhỏ ràng buộc bằng dây, sau đó phủ bên trên bằng những tấm dạ lớn. Chính kiểu dựng lều này đã tạo nên những ngôi nhà di động thực sự, giúp người ta có thể đóng gói và vận chuyển chúng dễ dàng trong những chuyến di cư theo mùa. Gỗ để làm cửa được lấy từ những khu vực thấp hơn do vùng cao nguyên này không có những cây có thân gỗ đủ lớn.

Người Kyrgyz không nghèo, mặc dù tiền giấy gần như không hề tồn tại trong cuộc sống của họ! Đàn gia súc của họ có thể chứa hàng trăng con vật nuôi có giá trị. Đơn vị tiền tệ cơ bản của người Kyrgyzstan là một con cừu. Một chiếc điện thoại di động bình thường sẽ có chi phí là 1 con cừu. Một con bò Tây Tạng đáng giá 10 con cừu, trong khi một con ngựa tốt đáng giá tới 50. Chi phí cho một cô dâu vào khoảng 100 con cừu. Những gia đình giàu có thường sở hữu thêm những con vật mang tính biểu tượng của người Kyrgyz, đó là lạc đà. Những con lạc đà của họ thuộc loài lạc đà hai bướu, được gọi là Bactrian.

Những người dân Kyrgyz đã sinh sống tại “nóc nhà thế giới” của mình trong suốt hàng ngàn năm qua, cùng với núi cao, băng giá và cuộc sống du mục kỳ lạ. Mơ ước hiện tại của họ là xây dựng được một con đường lớn nối liền quê hương mình với những khu vực dân cư bên ngoài rộng lớn. Tuy nhiên có ai biết chắc liệu đến khi con đường mơ ước kia trở thành hiện thực, những con người vừa đáng thương vừa đáng ngưỡng mộ nơi đây rồi sẽ nghĩ gì? Đôi khi chỉ một con đường thôi cũng đã có thể thay đổi rất nhiều điều, mãi mãi!

Thái Hồ (Nationalgeographic)
  • 52
  • 8.833