Mỹ phát triển lớp bọt kim loại chống đạn

  •  
  • 1.087

Theo New Atlas, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina, Mỹ, sau khi thu được lớp phủ chống được tia X, tia gamma và bức xạ neutron đã thành công trong việc phát triển một loại vật liệu chống đạn mới từ bọt kim loại, có hiệu năng tương đương với lớp vỏ chống đạn thông thường, nhưng nhẹ hơn một nửa.

Qua thử nghiệm, một số trường hợp đạn bắn thậm chí không để lại vết lõm trên vật liệu.
Qua thử nghiệm, một số trường hợp đạn bắn thậm chí không để lại vết lõm trên vật liệu.

Loại vật liệu này dựa trên cái gọi là bọt kim loại composite (composite metal foam - CMF). Nó được tạo ra bằng cách sục khi qua kim loại nóng chảy - kết quả là thu được một hỗn hợp bọt, sau đó có thể được làm lạnh để tạo thành một ma trận nhẹ và có thể dễ dàng bố trí các quả cầu kim loại rỗng trong đó.

Vật liệu thu được nhẹ hơn nhiều so với áo giáp chống đạn bằng kim loại thông thường, nhưng có độ bền tương đương. Qua thử nghiệm, một số trường hợp đạn bắn thậm chí không để lại vết lõm trên vật liệu.

Theo Afsaneh Rabiei, giáo sư kỹ thuật cơ khí và hàng không vũ trụ - trưởng nhóm nghiên cứu, nếu phủ vật liệu lên xe bọc thép quân sự sẽ giúp giảm trọng lượng của xe và do đó cải thiện hiệu quả nhiên liệu.

Trong tương lai, các nhà nghiên cứu còn muốn tiến xa hơn để có thể sản xuất các vật liệu dựa trên bọt kim loại composite CMF với hiệu suất cao hơn bằng cách kết hợp bọt kim loại CMF với các tấm gốm, tấm ốp bằng nhôm và vật liệu kết dính, tối ưu hóa độ bám dính và độ dày của các lớp gốm, CMF và nhôm, có thể làm cho lớp phủ nhẹ hơn và cải thiện hiệu quả của lớp giáp cuối cùng.

Cập nhật: 07/06/2019 Theo motthegioi
  • 1.087