NASA: Biển băng Bắc Cực thu hẹp đáng kể

  •  
  • 1.000

Bao lâu nữa chúng ta sẽ chứng kiến một Bắc Cực không còn băng đá vào mùa hè? Những nghiên cứu dựa vào vệ tinh ICESat của NASA sẽ tiết lộ điều đó.

Biển băng Bắc Cực đã mỏng đi đáng kể bởi lớp băng mỏng thay đổi theo mùa thay thế lớp băng vĩnh viễn ở mức kỉ lục. Kết quả mới được quan sát bởi vệ tinh NASA đã cung cấp những bằng chứng rõ ràng về sự thay đổi về lớp băng bao phủ Bắc Cực.

Cho đến nay, những nhà khoa học của NASA và Đại học Washington ở Seatle đã tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện nhất để ước lượng thể tích và độ dày của lớp băng bao phủ Bắc Băng Dương bằng cách sử dụng vệ tinh ICESat. Ron Kwoh, thuộc phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA ở Pasadena, California, người dẫn đầu đội nghiên cứu đã trình bày những phát hiện mới trên tờ Geophysical Research-Oceans vào ngày 7/7 vừa qua. 

Hiện tượng băng tan ở Bắc Cực (Ảnh: VNN)

Chỏm băng Bắc Cực mở rộng mỗi mùa đông khi mặt trời lặn suốt vài tháng và cái lạnh khắc nghiệt xảy ra. Vào mùa hè, băng Bắc Cực tan chảy hoặc bị gió và dòng chảy đại dương cuốn trôi. Tuy nhiên lớp băng vĩnh viễn vẫn tồn tại, nó có độ dày trung bình gần 9 feet (~3 m) còn lớp băng theo mùa dày khoảng 6 feet (~ 2m)

Từ sự đo lường của ICESat, những nhà khoa học nhận thấy biển băng Bắc Cực thường bị mỏng đi 7 inches (~ 18cm) mỗi năm và qua bốn mùa đông (2004-2008), biển băng đã mỏng đi 2,2 feet (~ 67cm). Vùng diện tích của lớp băng vĩnh viễn qua nhiều năm đã giảm 42%

Ron Kwok cho biết thậm chí trong những năm qua khi quy mô của biển băng đã duy trì ổn định nhưng độ dày và khối lượng băng bao phủ tiếp tục giảm sẽ khiến biển băng tiếp tục co lại. Những dữ liệu do ICESat cung cấp sẽ giúp các nhà khoa học biết được băng Bắc Cực đang giảm nhanh như thế nào và bao lâu nữa thì chúng ta có thể thấy một Bắc Cực không còn băng trong mùa hè. 

Những năm gần đây, lượng băng thay thế trong mùa đông không còn đủ để bù đắp cho lượng băng bị mất đi vào mùa hè. Kết quả là vào hè, lượng nước không đóng băng tăng sẽ hấp thụ nhiệt và làm nóng các đại dương, băng sẽ lại tan chảy nhiều hơn. Giữa năm 2004 và 2008, lớp băng vĩnh viễn co lại hơn 595.000 dặm vuông (~ 957.000 km2) – gần bằng diện tích vùng Alaska.

Trong suốt thời gian nghiên cứu, mối liên hệ của hai lớp băng (băng thay đổi theo mùa và băng lưu) trong tổng thể tích băng bao phủ Bắc Cực đã đảo ngược. Trong năm 2003, 62% tổng thể tích băng Bắc Cực là băng nền và 38% là băng thay đổi theo mùa. Đến năm 2008, 68% là băng thay đổi theo mùa và 32% là băng nền.

Diện tích biển băng năm 2005 bị thu hẹp đáng kể so với năm 1979 (Ảnh: NASA)

Đội nghiên cứu cho rằng sự thay đổi về độ dày và thể tích biển băng ở Bắc Băng Dương nói chung là do sự ấm lên và sự bất thường trong dòng chảy của biển băng. Kwoh nói rằng gần như không có sự cung cấp thêm cho lớp băng vĩnh viễn, cùng với việc băng tách trôi khỏi Bắc Cực một cách bất thường sau mùa hè 2005 và 2007 đã khiến thể tích băng ở Bắc Cực giảm ở mức kỉ lục.

Jay Zwally, đồng nghiên cứu và là khoa học gia thuộc dự án ICESat tại Trung tâm Du hành Vũ trụ Goddard của NASA ở Greenbelt cho biết một trong những vấn đề chính từng bị bỏ qua khi thông tin về những điều đang xảy ra với biển băng là thông tin toàn diện về độ dày của băng. Tàu ngầm hải quân Mỹ đã cung cấp những số liệu cụ thể về độ dày của lớp băng. Những số liệu này phù hợp chính xác với thông tin đo lường của ICESat vì vậy chúng ta hoàn toàn tự tin về khả năng giám sát độ dày của băng trên cả vùng Bắc Cực thông qua vệ tinh.

Chi Giao - Vietnamnet (Tổng hợp theo Geophysical R
  • 1.000