Dưới đây là những hành tinh mới kỳ lạ nhất được được các nhà thiên văn học phát hiện trong năm 2012, theo tạp chí Live Science.
Trong năm 2012, các nhà thiên văn học đã công bố họ đã phát hiện 2 hành tinh mới HD 40307g và Gliese 163c có thể tồn tại sự sống ở ngoài Hệ Mặt trời. Bởi vì cả 2 hành tinh đều nằm trong khu vực có thể tồn tại sự sống của ngôi sao mà chúng quay quanh.
Hành tinh HD 40307g có khối lượng gấp 7 lần Trái đất. Một năm của hành tinh này tương đương 200 ngày trên hành tinh của chúng ta. Nó nằm ở khoảng cách lý đủ xa từ ngôi sao mẹ để nó có thể tự quay quanh trục thay vì có một mặt vĩnh viễn hướng về ngôi sao mẹ, giống như Mặt trăng quay quanh Trái đất. Điều này khiến nó có thời gian ban ngày và ban đêm tương tự như Trái đất.
Cũng giống HD 40307g, hành tinh Gliese 163c có trọng lượng lớn hơn 7 lần Trái đất và có quỹ đạo 26 ngày quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 163 thuộc chòm sao Dorado – cách hành tinh của chúng ta 49 năm ánh sáng.
Các chuyên gia thiên văn Mỹ, Anh và một nhóm người tình nguyện tìm thấy hành tinh có 4 ngôi sao sau khi quan sát tại Đài thiên văn Keck trên quần đảo Hawaii, Mỹ. Hành tinh PH1 nằm cách Trái đất gần 5.000 năm ánh sáng và có thể tích lớn hơn 6 lần. Hai ngôi sao xoay quanh hành tinh khí này và nó xoay quanh hai ngôi sao khác. Giới thiên văn chưa bao giờ phát hiện một hành tinh như vậy.
Các nhà khoa học đã phát hiện 2 hành tinh mới phát hiện, có tên Kepler-34b và Kepler-35b, quay quanh một hệ sao đôi. Điều đặc biệt là 2 hành tinh Kepler-34b và Kepler-35b nằm gần khu vực có thể tồn tại sự sống trên quỹ đạo của hệ sao đôi.
Kepler-34b là một hành tinh khí khổng lồ với khối lượng gấp 70 lần Trái đất. Nó quay quanh hai ngôi sao bằng Mặt trời của chúng ta với quỹ đạo 289 ngày. Trong khi đó, Kepler-35b có khối lượng nhỏ hơn và có quỹ đạo quay quanh ngôi sao đôi khoảng 131 ngày.
Các nhà khoa học đã lần đầu tiên phát hiện một hệ hành tinh quay quanh hai ngôi sao. Hệ hành tinh, được đặt tên là Kepler-47, bao gồm 2 ngôi sao quay quanh nhau theo chu kỳ 7,5 ngày. Một trong hai ngôi sao giống với Mặt trời của chúng ta, còn ngôi sao kia có kích thước chỉ bằng 1/3 và mờ hơn 175 lần.
Hai hành tinh của Kepler-47 là Kepler-47b và Kepler-47c. Trong khi Kepler-47b có đường kính lớn hơn Trái đất 3 lần và quay xung quanh hai ngôi sao mẹ theo chu kỳ 50 ngày, thì Kepler-47c lớn hơn Trái đất 4,5 lần và quay xung quanh hai ngôi sao mẹ theo chu kỳ 303 ngày.
Các nhà thiên văn học đã phát hiện một hành tinh gần Trái đất nhất bên ngoài hệ Mặt trời. Hành tinh này quay quanh ngôi sao Alpha Centauri B - một trong ba ngôi sao của hệ sao Alpha Centauri nằm cách chúng ta khoảng 4 năm ánh sáng. Tuy nhiên, hành tinh mới lại quá nóng, với bề mặt như dung nham nóng chảy nên không thể có sự sống.
Phần lớn các hành tinh mới phát hiện đều có khối lượng lớn gấp nhiều lần Trái đất bởi vì chúng dễ được tìm tìm thấy. Tuy nhiên, nhờ dữ liệu từ kính thiên văn Kepler của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà thiên văn học đã phát hiện ra ba hành tinh nhỏ hơn Trái đất, quay xung quanh ngôi sao KOI-961 nhỏ chỉ bằng khoảng 1/6 lần Mặt trời của chúng ta.
Các hành tinh quay xung quanh ngôi sao lùn đỏ KOI-961, có đường kính chỉ bằng 0,78, 0,73 và 0,57 đường kính của Trái Đất và là những hành tinh nhỏ nhất được phát hiện từ trước tới nay. Hành tinh nhỏ nhất được phát hiện trước đó có kích thước khoảng bằng sao Hỏa.
Sử dụng kính thiên văn Subaru với đường kính 8m của Nhật Bản trên đỉnh núi Mauna Kea ở Hawaii, các nhà thiên văn học thuộc Trung tâm bay vũ trụ Goddard của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện một hành tinh khổng lồ lớn gấp 13 lần sao Mộc.
Hành tinh mới, được đặt tên là Kappa Andromedae b, quay quanh ngôi sao Kappa Andromedae có trọng lượng lớn gấp 2,5 lần so với Mặt trời và nằm cách Trái đất của chúng ta khoảng 170 năm ánh sáng. Các nhà khoa học cho biết xét về mặt kích cỡ, Kappa Andromedae b có thể được xếp loại thuộc nhóm các hành tinh khổng lồ hoặc có thể coi là một ngôi sao lùn màu nâu.