- Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa; đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng được
- Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa của nhân loại
"Âm nhạc cung đình" theo nghĩa thông thường được hiểu là các thể loại ca nhạc, kể cả các thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát, dùng trong các lễ nghi cúng tế và triều chính, các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và sinh hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc. Còn tên gọi "Nhã Nhạc" được các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời nhà Hồ dùng với những nội hàm khác nhau: khi để chỉ âm nhạc cung đình nói chung, lễ nhạc cung đình nói riêng, khi để chỉ một tổ chức âm nhạc, thậm chí một dà
- Ngôi làng dưới lòng đất độc đáo ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc có những ngôi làng "không đụng hàng" với bất cứ nơi đâu, những du khách lần đầu đến đây không khỏi ngạc nhiên khi chỉ nhìn thấy cây cối mà không thấy làng, nhìn thấy làng rồi mà chẳng thấy nhà, và dù nghe rất rõ tiếng người nhưng lại không hiểu tiếng động phát ra từ đâu.
- Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại
Kéo co là nghi lễ rất cổ của cả vùng Đông và Đông Nam Á, mỗi nơi có cách thức thực hiện riêng nhưng tinh thần chung là mong muốn sự phồn thực, sinh sôi, phát triển.
- Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam được công nhận là Di sản thế giới
Đoàn Việt Nam bảo vệ thành công hồ sơ di sản "Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của Người Việt" tại UNESCO.
- Không gian văn hóa Cồng Chiên Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
- Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19.