Một nghiên cứu mới đây cho thấy nền văn minh trồng trọt của nhân loại đã bắt đầu phát triển cách đây 100 nghìn năm. Giả thuyết này, được công bố trên tạp chí "Khoa học" (Mỹ) số ra ngày 22/6.
Giả thuyết dựa trên những bằng chứng về các loại hạt có vỏ, có niên đại cổ nhất và chưa được biết tới, vừa được tìm thấy ở Israel và Angeria. Phát hiện này đã làm thay đổi quan điểm vẫn cho rằng loại hạt có vỏ xuất hiện đầu tiên ở châu Âu.
Trước khi có phát hiện mới này, các nhà nghiên cứu cho rằng những dấu hiện đầu tiên của văn hoá trồng trọt xuất hiện cách đây 40.000 năm khi con người hiện đại xuất hiện ở lục địa cũ.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia ở Talangxo (Pháp) và Đại học cao đẳng London (Anh) cho thấy những loại hạt có vỏ được dùng làm đồ trang sức, chứng tỏ nền văn hoá trồng trọt đã xuất hiện sớm hơn rất nhiều tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông.
Tìm hiểu các bộ sưu tập ở bảo tàng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những vỏ hạt có lỗ thủng có xuất xứ từ vùng Xkhun của Israel và Oet Giebana ở Angeria có hình dạng giống với những loại hạt cứng có niên đại khoảng 75.000 năm trước, được tìm thấy trong các hang động ở Nam Phi.
Hiện nay, những loại hạt này được sử dụng để làm chuỗi hạt trang sức. Một trong những đồng tác giả của công trình nghiên cứu trên kết luận rằng những cư dân đầu tiên ở châu Phi không chỉ đại diện cho loài người hiện đại về mặt sinh học, mà còn về cả trí thức và văn hoá.
Nhà nghiên cứu thuộc Đại học London khẳng định rằng vật trang sức và các đồ dùng trang trí khác là một trong những biểu hiện ban đầu quan trọng nhất của nền văn minh nhân loại.