10 điều đặc biệt "cộp mác" Singapore mà du khách sẽ ngẩn tò te khi tới đây

  •   53
  • 3.150

Là một đảo quốc nhỏ nhưng có sự giao thoa văn hóa lớn, Singapore là một quốc gia với nhiều nét độc đáo trong cuộc sống con người và văn hóa truyền thống. Chắc chắn, bạn sẽ vô cùng lạ lẫm và ngạc nhiên trước những thứ mà chỉ có ở Singapore như thế này.

9/10 người được hỏi về Singapore chắc sẽ nhớ tới chú sư tử đuôi cá Merlion nằm bên bờ biển, còn 1 người còn lại chắc sẽ không quên được đĩa cơm gà Hải Nam thơm ngào ngạt. Nói vui vậy thôi chứ Singapore còn 1001 thứ khác mà nhiều người chưa biết, chứ chỉ biết đến 2 thứ kia thì quả thật vẫn còn ít ỏi quá.

Nhưng Singapore còn gì nữa đặc biệt nào?

1. Nói một câu bằng đủ thứ tiếng

Liệu có ai có thể nói một câu nói sử dụng 5 ngôn ngữ khác nhau? Dù giỏi ngôn ngữ tới đây thì chắc cũng phải nói cho hết bằng một ngôn ngữ chứ? Thế nhưng tại Singapore, quả thực người dân sử dụng vài ngôn ngữ trong một câu nói, thậm chí nhiều hơn 5. Thông thường, người Singapore có thể sử dụng thành thạo ba ngôn ngữ là Anh, tiếng Trung phổ thông (Mandarin) và tiếng Malay.

Ngoài ra, họ có thể chèn thêm tiếng Tamil (Ấn Độ) hoặc các ngôn ngữ vùng miền khác tại Trung Quốc như tiếng Phúc Kiến, tiếng Quảng Đông.

Một câu nói mà tới 8 ngôn ngữ...
Một câu nói mà tới 8 ngôn ngữ...

2. Đi đâu cũng thấy phạt

Có người đùa rằng Singapore đúng là quốc gia của những phiếu phạt. Đi đâu cũng thấy luật lệ, từ nơi công cộng cho đến trong các tòa nhà, văn phòng. Nào là các biển cấm không cho chim ăn rồi đến biển cấm không nhai kẹo cao su...Điều này cũng đã tạo thành một nếp sống tại Singapore. Người dân Singapore luôn sống và chấp hành nghiêm túc các điều luật.

Biển cấm, đâu đâu cũng thấy biển cấm.
Biển cấm, đâu đâu cũng thấy biển cấm.

3. Ngoài "lah" "leh" thì còn có "one"

Không phải lúc nào người Singapore nói "one" cũng có nghĩa là họ chỉ muốn một thứ gì đó.

Với Singlish (tiếng Anh của người Sing), "one" có nghĩa tương tự như "lah", "leh" hay "lor". Do đó, không phải lúc nào người Singapore nói "one" cũng có nghĩa là họ chỉ muốn một thứ gì đó.

4. Không được khỏa thân dù ở trong nhà

Nghe có vẻ lạ lùng thế nhưng người dân Singapore không được phép khoe thân dù ở trong nhà mình (trừ khi đi tắm). Nếu bị ai đó phát hiện và báo cảnh sát, bạn có thể bị khởi tố tội khiêu dâm và bị phạt tiền rất nặng.

Tất nhiên, người đi tố giác cũng cần có bằng chứng cụ thể và chính xác. Kiếm ra bằng chứng kiểu gì mới khó...

Bạn không được khỏa thân dù ở trong nhà.
Bạn không được khỏa thân dù ở trong nhà.

5. Ăn bánh mì với kem

Họ rất thích ăn bánh mì với kem và còn cho đó là một món ăn khoái khẩu.

Trần đời này chưa bao giờ thấy ai ăn bánh mì với kem cả! Một thứ thì lạnh ngắt, rồi để lúc là chảy, còn thứ kia thì quen ăn nóng, nhiều tinh bột; một thứ là món chính còn kia là đồ tráng miệng. Tưởng tượng thôi đã thấy kỳ!

Vậy mà người Singapore vẫn ăn được! Họ rất thích ăn bánh mì với kem và còn cho đó là một món ăn khoái khẩu. Quả thật vậy thì chịu rồi.

6. Văn hóa xếp hàng

Theo đúng nghĩa đen, người Singapore thích xếp hàng, dù đôi khi họ không biết xếp hàng để làm gì. Chỉ đơn giản là việc đứng trong một hàng người chờ một cửa hàng ăn hay hàng quần áo giảm giá khiến họ thấy thú vị, mặc dù họ không có ý định mua gì...

Cảnh xếp hàng thường thấy ở Singapore.
Cảnh xếp hàng thường thấy ở Singapore.

7. Không có gạch xếp thì giữ chỗ bằng giấy ăn

Không có gạch để giữ chỗ? không thành vấn đề! Người Singapore đã nghĩ ra cách dễ dàng mà tiện lợi hơn là dùng giấy ăn để giữ chỗ. Nhiều người tự hỏi "thế nếu đấy là giấy ăn thừa của người trước thì sao?", chắc cái này thì chỉ có người Singapore mới hiểu nhưng bạn cũng không nên đụng vào các chỗ đã có giấy ăn đặt ở trên.

Giấy ăn đánh dấu chỗ đã có người ngồi.
Giấy ăn đánh dấu chỗ đã có người ngồi.

8. Người dân thân nhau như họ hàng

Người trẻ hay gọi người lớn tuổi hơn là "uncle" hay "aunty một cách thản nhiên

Nghe có vẻ hơi kỳ lạ phải không? Nhưng khi người Singapore ra đường, thay vì gọi nhau bằng những từ để xưng hô xa lạ thì người trẻ hay gọi người lớn tuổi hơn là "uncle (chú/bác - gọi thân mật trong gia đình)" hay "aunty (cô/dì - gọi thân mật trong gia đình)" một cách rất thản nhiên.

Thực ra thì họ chẳng có quan hệ họ hàng gì với nhau đâu. Đó chỉ là cách gọi để thể hiện sự lịch sự với người lớn tuổi mà thôi.

9. Người dân thích học thêm

Do nhu cầu học thêm ngày một tăng cao nên các trung tâm dạy thêm ở Singapore cũng vì thế mà mọc lên như nấm sau mưa. Do áp lực học hành cũng như tính cạnh tranh tìm việc ngày càng cao, học sinh ở quốc đảo này luôn dành nhiều thời gian cho việc học thêm ngoài những giờ trên trường.

Các trung tâm dạy thêm mọc lên như nấm.
Các trung tâm dạy thêm mọc lên như nấm.

10. Nghe mà thấy dùng "can" nhiều là đúng người Sing rồi đấy

Nghe mà thấy dùng "can" nhiều là đúng người Sing rồi đấy

Người Singapore có thể sử dụng từ "can" trong cả câu hỏi và câu trả lời. Thông thường, nếu họ chỉ lên giọng khi nói "can" mang hàm ý "liệu có thể không?". Khi đó, nếu câu trả lời là "có thể", người nói chuyện chỉ cần nói một từ "can" đơn giản.

Đôi khi, họ dùng nó với nghĩa đồng ý, chấp nhận một cái gì đó.

Cập nhật: 09/03/2017 Theo kenh14
  • 53
  • 3.150