10 tấm hình khoa học làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới

  •  
  • 9.570

Mỗi bức hình dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều điều bổ ích lý thú về khoa học.

Nhiều người cho rằng, khoa học cũng giống như một trò chơi ô số bí ẩn và các nhà nghiên cứu luôn là những người chơi hiếu kỳ nhất. Những bí ẩn về khoa học luôn bao la, rộng lớn, thế nên không phải ai cũng có thể hiểu hết được về khoa học cũng như thế giới xung quanh.

Những bức ảnh khoa học dưới đây là sự nỗ lực lớn từ các nhà khoa học và chắc hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ hiểu hơn về thế giới sau khi chiêm ngưỡng chúng.

1. View from the Window at Le Gras (tạm dịch: Nhìn từ cửa sổ ở Le Gras)

Đây là một bức ảnh do Nicéphore Niépce thực hiện vào khoảng năm 1826 từ cửa sổ căn nhà Le Gras của ông ở Saint-Loup-de-Varennes, Pháp. Đây được coi là bức ảnh ghi nhận thành công đầu tiên trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới.

10 tấm hình khoa học làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới

Bức ảnh là quang cảnh nhìn từ cửa sổ tầng thượng căn nhà Le Gras của Niépce. Tác giả thực hiện bức ảnh này bằng cách sử dụng một hộp tối (chambre noire) có tiêu điểm là một lá phủ nhựa đường kính cỡ 20 × 25cm. Thời gian phơi sáng của bức ảnh là 8 tiếng khiến cho ảnh hiện lên hình Mặt Trời chiếu sáng ở cả hai bên.

Nicéphore Niépce đã chụp bức ảnh như lời dự đoán, mô tả loài người sẽ chia sẻ những bức ảnh như thế nào trong tương lai. Chúng ta có thể chia sẻ những bức ảnh về những đứa trẻ, bố mẹ, người yêu của mình và cả bản thân chúng ta nữa.

2. Tấm hình con bọ chét

10 tấm hình khoa học làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới

Đây là một cá thể bọ chét quan trọng nhất mọi thời đại. Bức hình là một công trình nghệ thuật nằm trong cuốn sách "Hình ảnh vi thể" (Micrographia) - một bộ sưu tập những bức tranh minh họa được Robert Hooke (một nhà thực vật học người Anh) vẽ vào năm 1655.

Nhưng quan trọng hơn, bức vẽ đã thể hiện được sức mạnh của kính hiển vi, cho phép Hooke mô tả được chi tiết của những côn trùng này. Cuốn sách hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia về Sức khỏe và Y khoa Mỹ.

3. Trường ảnh siêu sâu của kính Hubble

10 tấm hình khoa học làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới

Bạn đã bao giờ từng hỏi, những thiên hà đầu tiên trông như thế nào? Để giúp trả lời câu hỏi này, Kính thiên văn không gian Hubble đã dựng trường ảnh siêu sâu của kính Hubble (eXtreme Deep Field), hay gọi ngắn gọn là XDF - một bức ảnh sâu nhất của vũ trụ được chụp lại bằng ánh sáng mắt thường nhìn thấy được.

Bức ảnh trên đã cho thấy hình ảnh của những thiên hà xưa nhất. Bức hình được chụp ở khoảng cách 13,2 tỷ năm ánh sáng. Bức mới nhất trong một loạt các hình ảnh siêu sâu bắt đầu được chụp vào năm 1995. Hàng trăm thiên hà, tỷ ngôi sao đã tập trung trong một bức ảnh.

4. Cấu trúc ADN

10 tấm hình khoa học làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới

Bức hình tưởng như nguệch ngoạc trên giấy này lại thay đổi mọi thứ. Ngày 25/4/1953 bài báo “Molecular structure of nucleic acid: a structure of deoxyribose nucleic acid” của hai nhà sinh vật học phân tử - James Watson và Francis Crick được đăng trên tạp chí Nature đánh dấu một bước tiến dài trên con đường khám phá các thuộc tính của DNA.

Họ đã đưa ra được cấu trúc không gian hoàn chỉnh của ADN: một chuỗi xoắn kép (double helix) quay quanh một trục tưởng tượng mà trên đó các nucleotide (thành phần của axit Nucleic ( AND và ARN)) được liên kết với nhau theo chiều ngang bởi liên kết hydro theo Nguyên tắc bổ sung.

5. Earthrise (tạm dịch: Trái đất mọc)

10 tấm hình khoa học làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới

Bức ảnh này được chụp năm 1968 bởi phi hành gia tàu Apollo 8 - William Anders. Trái đất mọc được mô tả chính xác là bức ảnh phong cảnh tuyệt vời nhất mọi thời đại. Một điểm đáng lưu ý về bức ảnh biểu tượng này là một nhiếp ảnh gia không chuyên đã chụp nó.

Bức ảnh đã ghi lại hình ảnh khi Trái đất vừa ló dạng khỏi vùng tối. Do đó, bạn có thể cảm nhận sự tĩnh lặng của vũ trụ trong một khung cảnh ấn tượng và ngoạn mục được chụp ngoài cửa sổ khi chúng đi theo quỹ đạo của Mặt trăng.

6. Cây phả hệ Charles Darwin

10 tấm hình khoa học làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới

Cây phả hệ được đưa ra bởi Charles Darwin đã mô tả lịch sử tiến hóa của một nhóm các loài với những đặc tính khác nhau nhưng cùng có mối quan hệ họ hàng với nhau và cùng hình thành từ một tổ tiên chung trong quá khứ.

Có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau để chứng minh đặc điểm phát sinh loài này. Đây là sơ đồ phân nhánh đầu tiên của dòng sinh vật, được minh họa trong cuốn vở tựa là "B".

7. Bức xạ nền vũ trụ

10 tấm hình khoa học làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới

Bức xạ phông vi sóng vũ trụ (hay bức xạ nền vũ trụ, bức xạ tàn dư vũ trụ) là bức xạ điện từ được sinh ra từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ (khoảng 380.000 năm sau Vụ Nổ Lớn).

Hầu hết các nhà vũ trụ học cho rằng, bức xạ phông nền vũ trụ cùng với sự dịch chuyển đỏ là những bằng chứng tốt nhất chứng minh cho sự đúng đắn của mô hình Vụ Nổ Lớn của vũ trụ. Việc tìm ra bức xạ này được coi là một chiến thắng của ngành vũ trụ học.

8. Pale Blue Dot (tạm dịch: Chấm màu xanh nhạt)

10 tấm hình khoa học làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới

Không có bức ảnh nào mô tả rõ ràng hơn sự nhỏ bé của chúng ta trong vũ trụ này bằng bức hình “Chấm màu xanh nhạt”. Trái đất trong bức ảnh này - theo NASA - chỉ chiếm kích thước 0,12 pixel.

Tấm hình được chụp từ xa theo yêu cầu của Carl Sagan vào năm 1990 bởi Tàu thăm dò vũ trụ Voyager 1. Bức ảnh cho thấy sự đối lập của hành tinh chúng ta với không gian sâu thẳm. Nhà vũ trụ học người Mỹ này đã chia sẻ rằng: "Tất cả lịch sử nhân loại đã diễn ra trên pixel nhỏ bé đó, ngôi nhà duy nhất của chúng ta".

9. Mô hình hệ Mặt trời của Copernicus

10 tấm hình khoa học làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới

Nicolaus Copernicus là một nhà thiên văn học đã nêu ra hình thức hiện đại đầu tiên của thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm thay vì Trái đất ở trung tâm) trong cuốn sách mang tính mở đầu một kỷ nguyên của ông - cuốn Về sự chuyển động quay của các thiên thể (De revolutionibus orbium coelestium).

Sự phát triển thuyết nhật tâm của ông được coi là giả thuyết khoa học quan trọng nhất trong lịch sử. Nó đã đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại, qua đó khuyến khích các nhà thiên văn học trẻ, nhà khoa học và học giả có sự nhìn nhận khác với những giáo điều đã tồn tại từ trước.

10. Vụ nổ bom hạt nhân nguyên tử - vụ thử Mike

10 tấm hình khoa học làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới

Chiến dịch Ivy là những nỗ lực mạnh mẽ được tổng thống Mỹ - Harry Truman phát động sau khi Liên Xô chế tạo quả bom nhiệt hạch đầu tiên vào mùa thu 1949, khiến cuộc đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh gia tăng.

Ivy Mike là mật danh của vụ thử hạt nhân tiến hành ngày 1/11/1952 trên đảo san hô Enewetak - một phần trong chiến dịch Ivy. Đây là thiết bị nhiệt hạch được thử nghiệm đầy đủ đầu tiên theo thiết kế Teller-Ulam (bom nhiệt hạch tầng) và thường được coi là quả bom khinh khí đầu tiên.

Trong bức ảnh là vụ nổ mạnh gấp 500 lần quả bom thả xuống Nagasaki. Hy vọng rằng, đây là viễn cảnh chúng ta sẽ không bao giờ phải chứng kiến.

Theo Trí Thức Trẻ
  • 9.570