Bạn có bao giờ cảm thấy mình có rất nhiều tham vọng, nhưng kết quả lại chẳng đi đến đâu không? Nếu vậy, bạn có thể đang phá hoại thành công của mình bằng những cách mà chính bạn cũng không hề nhận ra.
“Woo – hoo, tôi đã tập thể dục hôm nay. Tôi xứng đáng có một chiếc bánh cookie”.
“Tôi đã cố gắng tiết kiệm vài trăm đô la. Đây là thời gian để mua quần áo mới”.
Những trích dẫn trên là một dạng phổ biến của sự tự phá hoại, với những hành động xung đột trực tiếp với các giá trị lâu dài mà bạn đang cố gắng thực hiện. Một người coi trọng sức khỏe sẽ không tập thể dục như một cái cớ để ăn vặt. Một người muốn giàu có sẽ không phung phí tiền vào những thứ không cần thiết ngay khi họ tiết kiệm được một ít tiền. Phần thưởng là một cách khuyến khích rất tốt, nhưng những phần thưởng không nên làm suy yếu mục tiêu của bạn. Lập một tiền lệ như vậy có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của bạn. Cuối cùng bạn sẽ nhận ra mình đang thụt lùi hai bước cho mỗi bước tiến về phía trước. Đừng mạo hiểm như vậy.
"Đặt ham muốn ngắn hạn trước sự thành công lâu dài" là một cách hủy hoại thành công mà bạn không nhận ra
“Tôi biết tôi đã không tập luyện trong một thời gian dài, nhưng tôi hoàn toàn có thể luyện tập mỗi ngày trong năm tới”.
“Cũng đã hàng năm rồi tôi nấu ăn ở nhà, nhưng đây là thời gian để thay đổi. Tôi sẽ nấu ăn ở nhà mỗi ngày”.
Những trích dẫn trên chứng minh sự quá tự tin vào khả năng của một người, dẫn đến sự kỳ vọng rất không thực tế. Nếu bạn ăn thức ăn nhanh mỗi ngày và đã không vào phòng tập thể dục trong hơn một năm, thì thật vô lý khi nghĩ rằng bạn có thể thực hiện một chế độ ăn uống và tập thể dục nghiêm ngặt. Xin hãy hiểu rằng tôi không cố gắng để làm cho bạn cảm thấy tệ về bản thân. Tôi chỉ muốn cứu bạn khỏi thất vọng. Bạn sẽ không có một vòng eo như ý muốn trong một tháng và chắc chắn bạn sẽ không thay đổi tất cả thói quen xấu về sức khỏe của bạn chỉ trong một đêm. Những thay đổi nhỏ sẽ chắc chắn hơn. Hãy kiên nhẫn.
“Tôi đã tập thể dục nửa tuần rồi và tôi không tập nữa. Không sao, tôi sẽ tập luyện chăm chỉ vào tuần tiếp theo”.
“Tôi biết tôi không nên ăn tất cả các món mì này, nhưng không sao, ngày mai tôi sẽ có những quyết định tốt hơn”.
Những trích dẫn trên chứng minh một dạng quỷ quyệt của sự ảo tưởng cho phép người ta trì hoãn vô thời hạn. Hãy trung thực. Trong số tất cả những lần bạn nói bạn sẽ làm tốt hơn vào lần thứ hai thì bao nhiêu lần điều ấy thật sự xảy ra. Nếu bạn có một tỷ lệ thành công trên 50%. tôi sẽ cho bạn 1000 USD. Đùa thôi, tôi không nghiêm túc về số tiền, nhưng đúng là bạn sẽ có điểm. Tôi đã từng như vậy. “Tôi sẽ làm tốt hơn lần sau” là trò chơi cả một học kỳ ở trường đại học của tôi và kết quả chẳng đâu vào đâu. Tỷ lệ thành công của tôi là gần 10%. Để thực sự tin rằng bạn sẽ làm tốt hơn “vào ngày mai”, bạn sẽ phải tự lừa dối chính mình vào suy nghĩ trong tương lai rằng bạn sẽ kỷ luật hơn hiện tại. Tôi ghét phải nói điều này, nhưng hiện tại và tương lai của bạn thực sự là cùng một người. Bạn càng cam kết rằng ngày hôm sau, hay tuần sau, bạn sẽ làm tốt hơn, nhiều khả năng bạn sẽ tiếp tục cam kết như thế nhiều lần nữa.
“Tôi đã sắp xếp lại ngăn kéo đồ lót của mình và tạo ra một danh sách “To do”. Đây là thời gian để nghỉ ngơi”.
“Thật tệ, tôi đã không làm việc ngày hôm nay, nhưng ít nhất tôi đã đọc một loạt các bài tập thể dục trực tuyến”.
Những trích dẫn trên chứng tỏ bạn tin mình đã làm việc gì đó “có năng suất”, dù những việc này chẳng dẫn đến sự tiến bộ nào. Nếu bạn dành thời gian đọc những bài thể dục trực tuyến nhưng hiếm khi áp dụng những lời khuyên của họ thì nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian của mình. Nếu một hoạt động không dẫn đến sự tiến bộ thì không thể gọi đó là hoạt động có năng suất được. Bạn có lẽ chỉ muốn tự động viên tinh thần chính mình trong một nỗ lực sai lầm để cảm thấy tốt hơn về hành động không có năng suất của bạn. Điều ấy nghe thì có vẻ thật khắc nghiệt nhưng đó là sự thật.