Các nhà khoa học đã bắt đầu một nhiệm vụ 8 ngày, sống và làm việc cách bề mặt biển 60 feet, để xác định xem tại sao một số loài san hô sống sót khi được trồng lại sau một biến cố nào đó, như một cơn bão chẳng hạn, trong khi những loài san hô khác lại chết.
Các dãi san hô ngầm trên thế giới đang phải chịu các ảnh hưởng kết hợp của bão, sự nóng lên của trái đất, và sự gia tăng về số lượng tàu thuyền và giao thông đường biển. Kết quả là, Việc phục hồi chúng đã trở thành một ưu tiên của những người quan tâm. Làm việc tại một phòng thí nghiệm dưới nước ở Key Largo, Florida thuộc Viện Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ NOAA, một nhóm nhà khoa học đang nghiên cứu bảo vệ dải san hô ngầm chống lại những đe doạ này bằng cách tìm ra cách để cải thiện phương pháp phục hồi chúng.
“Giống như sống trên trạm không gian vậy, ngoại trừ việc ở dưới nước,” phó giáo sư sinh học Iliana Baums cho biết. “Công việc này nguy hiểm bởi vì, một khi các nhà khoa học lặn xuống dưới, mô của họ sẽ ướt đẫm nitơ. Nếu họ quay trở về mặt nước nhanh chóng, họ sẽ bị bệnh khí ép, một chứng bệnh thường gây tử vong vì các bong bóng nhỏ hình thành bên trong cơ thể. Vì vậy, các thợ lặn khi kết thúc công việc phải mất cả một ngày để làm giảm áp suất bằng cách trở lên trên mặt nước thật chậm.”
Là một nhà sinh thái học phân tử, phó giáo sư Baums cung cấp ý kiến chuyên môn về gen để giúp phát hiện liệu một cụm san hô đặc biệt có chứa các loại gen mà cho phép chúng sống sót sau khi được trồng lại và các khó khăn khác, như sự gia tăng nhiệt độ của biển, hay không.
Các nhà khoa học đang thực hiện thí nghiệm để xác định xem tại sao một số loài san hô sống sót khi được trồng lại sau một biến cố nào đó, như một cơn bão chẳng hạn, trong khi những loài san hô khác lại chết. (Ảnh: Iliana Baums, Penn State) |