10 bước giúp bạn tự vệ sinh điều hòa tại nhà an toàn

Vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa định kỳ là một công việc không thể bỏ qua trong suốt quá trình sử dụng điều hòa nhằm giúp tiết kiệm điện và duy trì độ bền cho máy. Với 10 bước cơ bản sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tự vệ sinh điều hòa tại nhà vô cùng đơn giản, an toàn mà hiệu quả.

Tại sao phải vệ sinh máy lạnh

Như các bạn cũng đã biết, bảo dưỡng máy điều hòa định kỳ góp phần làm cho máy điều hòa nhà bạn hoạt động ổn định hơn, hiệu quả sử dụng cao hơn nhiều so với việc không tiến hành bảo quản. Đồng thời, còn giúp duy trì độ bền cho máy, tiết kiệm điện năng đáng kể.

Việc duy trì ổn định về nhiệt độ tốt nhất của điều hòa nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào độ thông thoáng, sạch sẽ của cả hệ thống (dàn nóng, dàn lạnh). Vì vậy, để đảm bảo điều hòa có thể cung cấp đủ không khí lạnh, cần thường xuyên làm thông thoáng dàn nóng và dàn lạnh không để bụi bẩn bám vào.

Đối với các loại điều hòa mới sẽ không gặp phải tình trạng này. Nhưng các loại điều hòa nhiệt độ đã cũ (sử dụng được khoảng 2 năm) không được vệ sinh, bảo dưỡng cẩn thận, mảng bám, bụi bẩn, mạng nhện sẽ tạo ra một lớp bám dính. Nếu tình trạng này xảy ra ở lưới lọc của dàn lạnh sẽ khiến điều hòa không thể thổi hơi lạnh ra phòng. Còn ở dàn nóng dễ dẫn đến tình trạng tắc, không thông thoáng cho dàn nóng tỏa nhiệt khi điều hòa hoạt động.

Bộ lọc khí là thành phần thiết yếu của mỗi điều hòa không khí loại bỏ bụi và các mảnh vụn từ không khí trước khi thổi vào nhà của bạn. Hầu hết các bộ lọc không khí cần phải được làm sạch hoặc thay thế hàng tháng, mặc dù một số bộ lọc hiệu suất cao có thể kéo dài lâu hơn. Bộ lọc không khí bẩn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của máy và dẫn đến các vấn đề như đóng băng điều hòa.

Nếu điều hòa không khí của bạn có một bộ lọc tái sử dụng, hãy vệ sinh bộ lọc dưới vòi nước lạnh và để khô hoàn toàn trước khi lắp trở lại. Nếu cẩn thận, hãy thay thế lọc khí theo đúng yêu cầu từ nhà sản xuất để đảm bảo hoạt động của máy.


Hầu hết các bộ lọc không khí cần phải được làm sạch hoặc thay thế hàng tháng.

Dấu hiệu cần vệ sinh máy lạnh

Dấu hiệu của vệ bạn cần phải vệ sinh máy lạnh: Không lạnh hay hơi lạnh tỏa ra yếu? Đó có thể do chiếc máy lạnh của bạn lâu ngày không được làm vệ sinh dẫn đến công suất lạnh bị giảm.

Trong quá trình sử dụng dù bạn mua hàng mới hay cũ xài cả năm trời mà không vệ sinh hoặc bảo trì sẽ khiến cục nóng giải nhiệt (outdoor unit) kém có thể gây hư hỏng nặng mà điều này là tối kị của máy lạnh.

Thường gặp hơn tại các hỗ gia đình đó là cục lạnh trong nhà (Indoor unit) không trao đổi nhiệt được dẫn đến nhiệt độ quá lạnh làm nước ngưng tụ nhiều và chảy ra ngoài máng hứng nước của máy.

Thông thường, chuyên gia điện máy khuyên người dùng nên bảo dưỡng điều hòa định kỳ khoảng 6 tháng/1 lần. Tuy nhiên, các thợ sửa điều hòa cho biết số lần bảo dưỡng sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm. Nhất là ở môi trường nhiều bụi bẩn như ở Việt Nam hiện nay.

Nếu sử dụng thường xuyên (cả chức năng làm nóng/làm mát), thời gian bảo dưỡng phải rút ngắn xuống từ 3 - 4 tháng/lần. Đối với văn phòng đồng khách thì 2 ~ 3 tháng/lần.

Thêm đó, mỗi bộ phận cũng nên có thời gian vệ sinh, bảo hành riêng. Chẳng hạn như tấm lọc khí nên được vệ sinh thường xuyên hơn.

Hướng dẫn tự vệ sinh điều hòa tại nhà an toàn


Bảo dưỡng máy định kỳ làm tăng độ bền cho máy điều hòa. (Ảnh minh họa: internet)

  • Bước 1: Bạn hãy kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy, kiểm tra cẩn thận khu vực dàn nóng và dàn lạnh xem chúng có gì bất thường hay không.
  • Bước 2: Bạn phải tiến hành kiểm tra các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu và độ an toàn hay không, nếu không hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.
  • Bước 3: Loại bỏ những vật cản xuất hiện trong dàn nóng hoặc lạnh, nếu có vật cản bất thường, quạt gió sẽ không thể hoạt động tốt được.
  • Bước 4: Bảo dưỡng phần cánh quạt và khoang chứa quạt, vệ sinh sạch sẽ.
  • Bước 5: Kiểm tra dàn trao đổi nhiệt của hai dàn nóng và dàn lạnh.
  • Bước 6: Bạn hãy kiển tra và tiến hành vệ sinh tấm lưới lọc bụi sẽ giúp chúng lọc bụi hiệu quả hơn.
  • Bước 7: Vệ sinh phần máng chứa nước.
  • Bước 8: Làm sạch phần vỏ máy để máy giữ được độ mới.
  • Bước 9: Kiểm tra các mối gas để đảm bảo không bị rò.
  • Bước 10: Kiểm tra dòng điện tiêu thụ của máy lạnh bằng dụng cụ chuyên dụng.

Các bạn đừng bao giờ quên rằng cần phải rút phích cắm và tắt nguồn điện trước khi tiến hành bảo dưỡng máy!

Cập nhật: 09/06/2020 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video