Các nhà khoa học tại Đại học Dartmouth và Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (Mỹ) đã xác định được ở độ tuổi nào con người sống trong giai đoạn bất hạnh nhất cuộc đời.
Các chuyên gia đã nghiên cứu dữ liệu từ 132 quốc gia. Những người ở các độ tuổi khác nhau được yêu cầu đánh giá mức độ hài lòng với cuộc sống của họ. Hóa ra giai đoạn hạnh phúc nhất trong cuộc đời của con người là khi họ 18-20 tuổi, sau đó tình hình xấu đi và bị khủng hoảng lúc khoảng 47-48 tuổi.
Cư dân các nước phát triển gặp khủng hoảng ở tuổi 47.
Cần lưu ý rằng cư dân các nước phát triển gặp khủng hoảng ở tuổi 47, ở các nước đang phát triển là 48 tuổi 2 tháng, ở Nga, Trung Quốc và Mexico là 43 tuổi. Trạng thái này kéo dài đến 60 tuổi, sau đó bắt đầu thăng hoa và ở tuổi 70 người ta lại đạt được sự hài lòng lớn nhất trong đời.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng điều này không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, mà phụ thuộc vào quá trình sinh hóa trong cơ thể và mức độ hormone.
Trước đó, nhà thần kinh học Rustem Gaifutdinov của Nga cũng giải thích khả năng nhanh chóng quên đi những ký ức xấu của con người. Theo ông, những ký ức tiêu cực vẫn còn lưu trong trí nhớ, nhưng khả năng tiếp cận chúng bị hạn chế. Chuyên gia lưu ý rằng con người có thể nhớ tất cả mọi thứ đã xảy ra nếu bạn cố gắng. Đối với điều này, có những thực hành đặc biệt trong pháp y.
"Ý thức của con người có những cơ chế giúp chúng ta tránh nhớ đến những gì tiêu cực. Nếu chúng ta thường xuyên trải qua những kinh nghiệm tiêu cực, điều này sẽ không kéo dài tuổi thọ và sẽ không khiến chúng ta thành công. Trong những khoảnh khắc trải nghiệm tiêu cực, con người dễ bị tổn thương về mọi mặt. Bộ não đã cung cấp cơ chế bảo vệ, để không cố ghi lại những gì tiêu cực và chuyển sang tích cực, lạc quan, để tiếp tục sống. Đây là một thuộc tính của ý thức, là khả năng tồn tại của nó. Đây là cơ chế hỗ trợ thích nghi", ông Rustem Gaifutdinov nói.