Những loài động vật gặp nguy hiểm nhất hành tinh

Hổ Siberia, tê giác Java hay sao la là những loài động vật quý hiếm được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nạn săn bắt tràn lan.

1. Chim gõ kiến mỏ ngà

Chim gõ kiến mỏ ngà đã hoặc đang sống ở đông nam nước Mỹ và Cuba. Loài chim này từng được cho là đã tuyệt chủng. Tuy nhiên, một số báo cáo trong năm 2004 và 2006 lại cho thấy loài này xuất hiện trở lại ở Arkansas và Florida, Mỹ. Mặc dù vậy, các bằng chứng về sự tồn tại của loài chim gõ kiến này còn khá mơ hồ. Các chuyên gia cho rằng nếu còn tồn tại, số lượng chim cũng rất ít và chúng dễ bị tổn thương. Sự biến mất của loài này được cho là do sự xâm lấn của con người khiến hạn chế môi trường sống và hoạt động săn bắn lấy lông chim.

2. Báo Amur


Ảnh: Wikipedia

Báo Amur (Panthera pardus orientalis) là một phân loài báo rất hiếm chỉ sống ở các cánh rừng vắng vẻ và phủ đầy tuyết ở vùng Primorye, phía đông nước Nga. Loài báo này từng sống ở Hàn Quốc và miền bắc Trung Quốc, tuy nhiên chúng đều đã tuyệt chủng ở những khu vực này. Các mối đe dọa đối với báo Amur bao gồm sự mất dần môi trường sống do hoạt động khai thác gỗ, nạn săn bắt của con người và biến đổi khí hậu toàn cầu.

3. Tê giác Java


Ảnh: Wikipedia

Tê giác Java là loài gặp nguy hiểm nhất trong số 5 loài tê giác trên thế giới. Số lượng cá thể còn tồn tại hiện nay khoảng từ 40-60 con, sống ở phía tây đảo Java, Indonesia, trong Công viên Quốc gia Ujung Kulon. Con tê giác Java cuối cùng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên của Việt Nam đã bị giết bởi những tay săn trộm năm 2011. Loài tê giác này từng sống ở các nước Đông Nam Á, tuy nhiên nạn săn bắt để lấy sừng khiến loài này gần như tuyệt chủng.

4. Vượn cáo Northern Sportive


Ảnh: charles.leavell

Loài vượn cáo này hiện chỉ còn chưa đầy 20 cá thể sống trong môi trường tự nhiên. Chúng sống chủ yếu ở đảo Madagascar, ngoài khơi bờ biển phía đông nam của châu Phi. Sự suy giảm về số lượng của vượn cáo Northern Sportive là do nạn săn bắn và thiếu môi trường sống trong các khu rừng.

5. Cá voi Northern Right


Ảnh: animalstown

Cá voi Northern Right hiện chỉ con 350 con sống ở các vùng biển thuộc Canada và Mỹ. Loài cá này không chỉ chứa nhiều dầu cá mà còn nổi lên mặt nước sau khi chết nên dễ xử lý. Mặc dù ngày nay cá voi Northern Right đã được bảo vệ, nhưng số lượng cá không ngừng giảm vì bị đánh bắt để phục vụ cho các mục đích thương mại.

6. Sao la


Ảnh: AP

Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới, sinh sống ở vùng núi rừng hẻo lánh ở dãy Trường Sơn tại Việt Nam và Lào. Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao, được xếp hạng ở mức nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách Đỏ của Việt Nam. Sao la được nhìn thấy lần đầu tiên năm 1992.

7. Rùa biển Leatherback


Ảnh: National Geographic

Rùa biển leatherback (Demochelys coriacea) là loài rùa lớn nhất thế giới và có phạm vi hoạt động khắp nơi trên trái đất. Chúng được xếp vào nhóm các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nguy cấm. Theo IUCN, số lượng rùa trưởng thành trên thế giới năm 1982 là 115.000. 14 năm sau, số lượng giảm xuống chỉ còn 20.000-30.000 con. Hành vi trộm cắp trứng rùa, săn bắt trái phép và mất môi trường sống là nguyên nhân khiến loài rùa này đang dần biến mất.

8. Hổ Siberi


Ảnh: National Geographic

Hổ Siberi hay hổ Amur là loài động vật thuộc họ mèo lớn nhất thế giới với cân nặng lên đến 300 kg. Khác với các loài khổ khác, hổ Siberi sống trong các các rừng cây bạch dương băng giá ở vùng Viễn Đông của Nga và ở Trung Quốc, Hàn Quốc. Chúng được xếp vào nhóm các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất thế giới. Số lượng hổ hiện nay trên thế giới chỉ còn khoảng 500 con.

9. Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc


Ảnh: Wikipedia

Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianas) là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới, có độ dài cơ thể lên đến 1,8 m. Loài này sống chủ yếu ở khu vực phía nam, tây nam và miền trung Trung Quốc. Chúng thường sống trong các con suối trong rừng và có thể 500 trứng một lần. Loài này gần như biến mất hoàn toàn trong tự nhiên do chúng bị săn bắt làm thực phẩm.

10. Chim Dodo nhỏ (Little Dodo)


Ảnh: Allaboutwildlife

Chim Dodo, hay còn gọi là chim Manumea, sống ở Samoa thuộc tây Thái Bình Dương. Mặc dù loài chim này có chiều dài cơ thể chỉ tầm 30 cm, nhưng trên thực tế đây là loài có họ hàng với chim Dodo lớn (big Dodo). Chim Dodo lớn đã tuyệt chủng từ 400 năm trước. Nguy cơ tuyệt chủng cũng đang là mối đe dọa với chim Dodo nhỏ.

11. Đười ươi Borneo

Trong khoảng 60 năm qua, số lượng cá thể loài đười ươi có vóc dáng vô cùng đặc biệt này, đã giảm tới 50%. Sinh sống trên đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Châu Á, đười ươi Borneo có khuôn mặt to và bộ râu ngắn hơn nhiều so với các anh em họ khác của mình.

Có tất cả 3 nhánh của loài vượn Borneo, bao gồm nhánh sống ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc và trung tâm. Phân loài lớn nhất sống ở giữa đảo, có số lượng 35.000 con. Bị đe dọa lớn nhất là nhánh sống ở khu vực Đông Bắc, do môi trường sống bị tàn phá bởi nạn khai thác gỗ và săn bắn, nên đến nay chỉ còn khoảng 1.500 con.

Các nhà khoa học dự tính, đến năm 2025, số lượng đười ươi Borneo sẽ giảm tiếp thêm 22%, chỉ còn 47.000 con.

12. Khỉ đột núi (mountain gorillas)

Hiện số lượng cá thể loại khỉ đột này chỉ còn khoảng dưới 900. Các nhà hoạt động vì động vật đang ngày ngày cố gắng để duy trì con số này. Theo Tổ chức Động vật Hoang dã Châu Phi, mối đe dọa lớn nhất đối với khỉ đột núi chính là do chiến tranh, sự xâm lấn của con người và thoái hóa rừng.

Hiện khỉ đột núi đang sinh sống chính tại 3 nước và 4 công viên quốc gia, như vườn quốc gia Bwindi ở Uganda và vườn quốc gia Virunga ở Congo.

13. Cá heo không vây Trường Giang (Yangtze finless porpoise)

Với vẻ ngoài đặc biệt "nhẵn nhụi" và trí thông minh vượt bậc, loài cá heo đến từ khu vực sông Trường Giang này có họ hàng gần gũi với loài cá heo Baji. Hiện nay chỉ còn khoảng từ 1.800 cho đến 2.000 cá thể.

14. Cá sấu Philippines

Theo Liên minh Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, hiện chỉ còn dưới 200 cá thế Cá sấu Philippines còn sống trong môi trường hoang dã. Chúng thường bị mất mạng do mắc vào các thiết bị đánh cá hoặc do con người hủy hoại môi trường.

15. Kền kền Bengal

Số lượng loài kền kền này đã bị suy giảm một cách thảm khốc trong suốt nhiều năm. Số liệu của Mother Nature Network cho thấy, 99,9% số lượng kền kền Bengal đã biến mất từ những năm 1980. Đây được coi là một trong những loài chim nhanh nhất thế giới.

16. Cá heo California

Theo WWF, loài động vật siêu hiếm này đã được phát hiện lần đầu vào năm 1958. Tương tự như cá sấu Philippines, chúng cũng hay bị mắc vào các dụng cụ đánh cá tại vịnh California, khiến chúng bị thương và qua đời. Ngoài ra, môi trường bị phá hủy, biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tồn tại của cá heo California.

Hơn bao giờ hết, con người nên thực sự hành động ngay từ bây giờ, không chỉ để bảo vệ chính mình, mà còn là cả Trái Đất và những sinh vật vô tội ngoài thiên nhiên.

17. Voi Sumatra

Loài vật có cân nặng lên tới 5 tấn, vào năm 2012 đã được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF liệt vào danh sách đỏ, do môi trường sống của chúng bị phá hủy nghiêm trọng. Hiện chỉ còn khoảng 2.400 đến 2.800 con còn sống.

Cập nhật: 22/09/2024 Theo VNE/Trí Thức Trẻ (Allaboutwildlife)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video