Bí ẩn loài rắn "sát thủ" khổng lồ "Nưa 9 lỗ mũi" cực độc ở Việt Nam

Con nưa là con gì?

Nưa và trăn là hai con vật có bề ngoài khá giống nhau, đều thuộc họ trăn, người thường rất khó có thể phân biệt. Nưa và trăn khác biệt lớn nhất ở chỗ Nưa có độc tố gây chết người, đã có không ít vụ việc đáng tiếc xảy ra ở Việt Nam do nhầm lẫn giữa 2 con vật này.

Hẳn nhiều bạn đã không còn xa lạ gì với khái niệm con trăn. Nhưng khi nhắc đến con Nưa, nhiều bạn cảm thấy xa lạ. Con Nưa 9 mũi hay còn được gọi là rắn hoa bướm có tên hoa học là Daboia Russelii và thường được người dân gọi với các tên là trăn 9 mũi. Nưa là một loài bò sát thuộc họ rắn, chúng có kích thước và hình dạng tương tự như con trăn, tuy nhiên so với rắn và trăn thì độc tố chúng mạnh hơn rất nhiều, thậm chí gây chết người.

Sở dĩ nó được gọi là nưa 9 mũi do chúng có 9 mũi, chính xác là chúng có 2 mũi chính cùng 7 mũi phụ. Loài động vật này thường có 2 sợi râu dài, có chứa một loại dịch đặc sệt có màu trắng đục. Dịch này cũng chính là một loại độc của con nưa 9 mũi, khá giống với mủ cóc. Loại độc này vốn dĩ bảo vệ loài nưa khi chúng bị tấn công và bắt mồi.


Cụ thể, đặc điểm bên ngoài và cũng là điểm khác biệt rõ ràng nhất của 2 loài này chính là trăn có 2 lỗ mũi còn Nưa có đến 9 lỗ mũi. (Ảnh: Agriviet.com)

Đầu trăn thường trườn sát đất, còn đầu Nưa khi trườn hay ngóc lên, răng chứa đầy nọc độc như rắn. Ban đêm, con Nưa thở phì phò, phì ra khí rất độc, nhất là đối với trẻ em.

Nưa có mùi rất hôi như xác chết lâu ngày, đứng xa cả chục mét vẫn nhận ra. Độc của Nưa rất nguy hiểm. Có thông tin cho rằng, để chữa được chỉ có cách chế bộ da Nưa làm thuốc giải độc. Tuy nhiên, thông tin này cũng chưa được kiểm chứng rõ ràng.

Đây là loài rắn độc thuộc chi Daboia, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Được biết loài rắn này thuộc trong bộ tứ rắn độc Ấn Độ bao gồm: Hổ mang Ấn Độ, cạp nia Ấn Độ, con nưa và cuối cùng là rắn lục hoa cân. Chúng có mặt ở khắp châu Á, phần lớn xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á, phía nam trung Quốc và Đài Loan.

Nưa thường trú trong bọng cây tại những vùng rừng ẩm ướt. Còn các loại trăn lại thường sống trong hốc đá hoặc đào hang trú ẩn. Tiết và mật trăn đều không độc nhưng tiết và mật Nưa lại tuyệt đối không được ăn. Người bị cắn nếu không được chữa trị vết thương sẽ sưng phù và nhiễm trùng.


Ở nước ta đã từng ghi nhận một số trường hợp ngộ gộc nặng và chết sau khi ăn thịt Nưa.

Ăn thịt Nưa có thể bị co giật, rối loạn nhịp tim, đau cơ, nôn ói và nặng có thể bị suy thận, ảnh hưởng đến tính mạng.

Những người ăn nhầm phải thịt Nưa thường bị ngộ độc với các triệu chứng như sốt cao, lạnh run, vã mồ hôi sau cơn sốt, kèm theo nôn, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan… Nặng thì ngộ độc có thể gây tử vong, những người ngộ độc nhẹ vẫn phải đi cấp cứu và điều trị dài ngày.

Ở nước ta đã từng ghi nhận một số trường hợp ngộ gộc nặng và chết sau khi ăn thịt Nưa. Mới đây nhất, một gia đình 5 người ở Gia Lai và 7 người khác đã phải nhập viện theo dõi vì có triệu chứng nôn ói, đau bụng, đau cơ do ăn thịt loài vật này.

Nưa 9 mũi được đánh giá là một loài cực độc. Nọc độc không chỉ trong răng của chúng mà còn có cả trên râu và nội tạng. Độc của Nưa có thể khiến nạn nhân xuất huyết máu và ngừng hoạt động của tuyến yên, dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, chất độc ấy cũng có thể khiến ngực nạn nhân biến mất, lông trên các bộ phận rụng, cơ bắp mềm nhũn và điều này dẫn đến việc nạn nhân bị biến thành một đứa trẻ trước tuổi dậy thì. Đa số người bị con Nưa cắn đều tử vong, còn số ít sống sót thì mang di chứng làm thay đổi cơ thể như đã nói trên.

Cập nhật: 20/09/2024 Dân Việt/Traichomeo
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video