101 điều thú vị về trái đất (Kỳ 1)

Chúng ta đang sống trên một quả cầu đầy những điều kỳ quặc và độc đáo. Thực chất nó không phải hình cầu mà là một hành tinh hoang dại, lổn nhổn những ngọn núi lửa lụi tàn, rung chuyển bởi các trận động đất kinh hoàng, ngập chìm trong những cơn đại hồng thuỷ. Nhưng đâu mới là điều tồi tệ nhất?

Khám phá 101 điều thú vị bất ngờ về Trái đất

Một số thung lũng của trái đất chìm sâu dưới biển. Nhiều ngọn núi lại vươn chồi lên trên lớp không khí mỏng. Bạn có thể nêu tên điểm thấp nhất trên trái đất? Đỉnh cao nhất? Bạn có biết đường vào trung tâm trái đất là bao xa và có gì ở đó? Nơi nóng nhất, lạnh nhất, khô nhất, lộng gió nhất là ở đâu?

1. Nơi nào nóng nhất trên trái đất?

Nếu bạn đoán là Thung lũng chết ở California, Mỹ, thì bạn hoàn toàn sai. El Azizia ở Libya đã đạt được nhiệt độ kỷ lục 57,8 độ C vào 13/9/1922. Thung lũng chết chỉ đạt 56,6 độ C vào 10/7/1913.


El Azizia ở Libya.

2. Nơi lạnh nhất trên thế giới?

Các nhà khoa học Mỹ mới đây xác định khu vực lạnh nhất trên Trái Đất nằm ở Nam Cực với nhiệt độ dưới -93 độ C.


Nhiệt độ được ghi nhận ở khu vực sườn núi nằm giữa Trạm quan sát và nghiên cứu Dome F và Dome A (màu đỏ), đông Nam Cực, năm 2010 và 2013. (Ảnh: National Snow and Ice Data Center.)

3. Cái gì tạo nên sấm sét?

Nếu bạn đoán rằng "tia chớp" thì cũng xin bái phục. Nhưng có một câu trả lời sáng tỏ hơn. Không khí xung quanh tia chớp bị hâm nóng lên gấp 5 lần nhiệt độ của mặt trời. Sự hâm nóng đột ngột này khiến không khí nở ra nhanh hơn tốc độ của âm thanh, làm cho không khí xung quanh bị nén lại và tạo nên shock wave, chúng ta nghe thấy như tiếng sấm.


Sấm sét. (Ảnh: basinski-net)

4. Đá có thể nổi trên nước?

Trong những đợt phun trào núi lửa, lớp khí bị bắn ra mạnh mẽ từ dung nham tạo nên một loại đá sủi bọt gọi là đá bọt, chứa đầy các bong bóng khí. Một số hòn đá này có thể nổi trên mặt nước.

5. Đá có thể to lên không?

Có, nhưng theo dõi quá trình này thì còn chán hơn là xem sơn khô. Những hòn đá này (iron-manganese crusts) lớn lên trên các ngọn núi ở dưới biển. Chúng kết tủa chậm rãi vật chất từ nước biển, to lên khoảng 1 mm trong 1 triệu năm. Móng tay của bạn cũng mọc lên từng đó trong 2 tuần.

6. Bao nhiêu lượng bụi từ không trung rơi xuống trái đất mỗi năm?

Con số này vô định, nhưng USGS cho rằng có ít nhất 1.000 triệu gram, tức là khoảng 1.000 tấn vật chất rơi vào bầu khí quyển mỗi năm và hạ cánh xuống bề mặt trái đất.


Bụi mù. (Ảnh: ecosyn)

7. Bụi có thể bay bao xa trong gió?

Một nghiên cứu vào năm 1999 cho biết bụi từ châu Phi đã tìm đường tới Florida và khiến nhiều nơi ở bang này vượt giới hạn chất lượng không khí cho phép do Uỷ ban bảo vệ môi trường Mỹ quy định. Số bụi đó được những cơn gió lớn ở Bắc Phi đón đường và đưa lên cao 6.100 m, nơi đó bụi lại gặp gió mậu dịch và được đưa qua biển. Bụi từ Trung Quốc cũng đã vượt đại dương tìm sang Bắc Mỹ.

8. Thác nước cao nhất thế giới ở đâu?

Với độ cao 979m, thác Thiên thần (Angel Falls) tọa lạc tại công viên quốc gia Canaima của Venezuela được công nhận là thác nước cao nhất thế giới.


Thác Thiên thần (Angel Falls) ở Venezuela

9. Hai thành phố lớn nào của Mỹ sẽ bị nhập vào nhau?

Khe nứt San Andreas chạy theo hướng bắc nam đang phân tách với tốc độ 5 cm/năm, khiến cho Los Angeles tiến gần về San Francisco. Ước đoán Los Angeles sẽ trở thành khu vực ngoại ô của Thành phố bên Vịnh trong 15 triệu năm nữa.


Khe nứt San Andreas. (Ảnh: wikipedia.org)

10. Trái đất có phải hình cầu?

Do hành tinh của chúng ta xoay tròn và linh hoạt hơn bạn có thể tưởng tượng, nó phình ra ở phần giữa, tạo nên hình giống như quả bí ngô. Chỗ phình ra này đang giảm dần qua hàng thế kỷ, nhưng nay bỗng nhiên nó lại phát triển. Chính sự băng tan ngày càng nhiều trên trái đất chính là nguyên nhân khiến vành xích đạo nở ra.

11. Trọng lực trên sao Hỏa?

Trọng lực trên sao Hỏa bằng 38% trọng lực trái đất, tính ở mực nước biển. Vì thế, một người nặng 100 kg trên trái đất sẽ nặng 38 kg trên sao Hoả. Tuy vậy, theo những kế hoạch hiện thời của NASA thì phải mất hàng thập kỷ nữa con số này mới được kiểm chứng.

12. Một năm trên sao Hỏa dài bao nhiêu?

Nó đúng bằng một năm, nếu bạn đến từ sao Hỏa. Nhưng đối với người trái đất, nó gần như dài gấp đôi. Hành tinh đỏ mất 687 ngày để quay quanh mặt trời, so với 365 ngày của trái đất.


Nasa thám hiểm sao Hỏa. (Ảnh: Nasa)

13. Một ngày trung bình trên sao Hỏa dài bao nhiêu?

Người sao Hỏa có thể ngủ (hoặc làm việc) nhiều hơn nửa tiếng mỗi ngày so với bạn. Một ngày trên sao Hỏa dài 24 giờ 37 phút, so với 23 giờ 56 phút trên trái đất. Một ngày trên bất cứ hành tinh nào thuộc hệ mặt trời được tính bằng thời gian nó tự xoay tròn đúng một vòng trên trục, tức là làm cho mặt trời nhô lên vào buổi sáng và lặn xuống vào buổi tối.

14. Núi lửa nào lớn nhất thế giới?

Núi Mauna Loa ở Hawaii chiếm danh hiệu này trên trái đất. Nó cao 15,2 km tính từ chân núi nằm ở dưới đáy biển. Nhưng ngọn núi Olympus Mons trên sao Hoả còn vĩ đại hơn - nó xuyên thủng bầu trời hành tinh đỏ với độ cao 26 km. Nền móng của ngọn núi này có thể bao phủ hầu như toàn bộ bang Arizona, Mỹ.

Xem thêm: Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?


Núi Mauna Loa ở Hawaii

15. Trận động đất gây thiệt mạng nhiều nhất từ trước tới nay?

Kỷ lục về trận động đất thần chết xảy ra vào năm 1557 ở Trung Quốc. Nó giáng xuống khu vực nơi người dân chủ yếu sống trong những hang động bằng đá. Dãy đá sụp đổ, giết chết khoảng 830.000 người. Một trận địa chấn kinh hoàng khác cũng đổ xuống Đường Sơn, Trung Quốc vào năm 1976. Hơn 250.000 người thiệt mạng.


Trận động đất ở Trung Quốc năm 1976.

16. Trận động đất mạnh nhất trong giai đoạn gần đây?

Trận động đất xảy ở ngoài biển Chile vào năm 1960 có cường độ 9,6 richter và gây ra vết nứt dài 1.600 km. Một trận động đất như vậy xảy ra tại một thành phố lớn có thể làm tan tành những công trình có kỹ thuật xây dựng hiện đại nhất.


Quân đội Mỹ tham gia cứu tế người dân Chile trong trận động đất năm 1960. (Ảnh: history.amedd.army)

17. Trận động đất nào kinh hoàng hơn: Kobe (Nhật Bản) hay Northridge, California (Mỹ)?

Trận động đất ở Northridge vào năm 1994 mạnh 6,7 độ richter và làm 60 người chết, 6.000 người bị thương, thiệt hại hơn 40 tỷ USD. Trận động đất ở Kobe vào năm 1995 có cường độ 6,7 richter và giết chết 5.530 người. Khoảng 37.000 người bị thương và nền kinh tế thất thoát 100 tỷ USD.


Trận động đất Kobe vào năm 1995.

18. Khoảng cách tới trung tâm trái đất là bao xa?

Khoảng cách từ bề mặt trái đất tới trung tâm là gần 5.955 km. Hầu hết thành phần trái đất là chất lỏng. Chỗ vỏ rắn nhất của hành tinh chỉ dày khoảng 66 km - mỏng hơn vỏ của một quả táo, tính theo tỷ lệ tương đương.

19. Ngọn núi cao nhất thế giới?

Được mệnh danh là “Nóc nhà thế giới”, tuy nhiên về mặt kỹ thuật, Everest không phải là ngọn núi cao nhất trên hành tinh chúng ta.

Nói cho đúng, Everest chỉ là đỉnh núi cao nhất, ở trên so với mực nước biển. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về chiều cao, Mauna Kea (Hawaii) mới là ngọn núi cao nhất. Cụ thể, Everest cao khoảng 8.848 mét so với mực nước biển. Mauna Kea chỉ ở mức 4.205 mét, nhưng ngọn núi lại nằm sâu hơn 6.000 mét dưới đáy biển Thái Bình Dương. Như vậy, Mauna Kea có tổng chiều cao 10.205 mét, lớn hơn Everest khoảng 1.000 mét.


Những đỉnh núi cao của các châu lục. (Đồ họa: Business Insider)

20. Mặt trăng đã bao giờ gần hơn thế này chưa?

Nó đã từng gần hơn rất nhiều. Một tỷ năm trước đây, mặt trăng nằm trong một quỹ đạo nhỏ hơn, chỉ mất khoảng 20 ngày để quay quanh chúng ta. Một ngày trên trái đất hồi đó dài 18 tiếng. Hiện mặt trăng vẫn tiến ra xa, khoảng 4 cm/năm. Trong khi đó vòng quay của trái đất lại chậm lại, khiến cho ngày kéo dài ra. Trong tương lai xa, một ngày trên trái đất sẽ dài 960 tiếng!

Cập nhật: 27/11/2017 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video