101 điều thú vị về trái đất (Kỳ cuối)

  •   4,34
  • 9.160

Trái đất là hành tinh đặc biệt và lạ thường trong vũ trụ với vô số điều màcon người người chưa biết rõ. Dưới đây là một số sự thật thú vị về hành tinh của chúng ta. 

Khám phá 101 điều thú vị bất ngờ về Trái đất

81. Nơi đâu có thủy triều cao nhất?

Tại Burntcoat Head thuộc vịnh Fundy ở Nova Scotia (Canada), các đợt thủy triều có thể dâng cao tới 11,7 m. Vịnh Fundy có hình cái phễu do vậy mà thường xuyên tạo nên những đợt nước triều lớn.

101 điều thú vị về trái đất (Kỳ cuối)

82. Nơi duy nhất có sông băng chảy qua đường xích đạo?

Núi Cotopaxi ở Ecuador có sông băng duy nhất vắt qua đường xích đạo.

101 điều thú vị về trái đất (Kỳ cuối)

83. Hồ lớn nhất ở Bắc Mỹ?

Hồ Superior, kề cận với tỉnh Ontario và tiểu bang Mỹ Minnesota về phía bắc và với hai tiểu bang Wisconsin và Michigan về phía nam, là hồ lớn và sâu nhất của Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ và lớn thứ ba thế giới với diện tích 82.103 km².

101 điều thú vị về trái đất (Kỳ cuối)

84. Cơn bão khủng khiếp nhất từng đổ bộ vào Mỹ?

Cơn bão cấp 4 đổ vào Galveston, Texas, năm 1900 giết chết hơn 6.000 người.

85. Dãy núi dài nhất thế giới?

Dãy Mid-Atlantic nằm dưới biển gần như chia đôi toàn bộ Đại Tây Dương từ bắc tới nam. Iceland là nơi dãy núi ngầm này nhô lên khỏi mặt biển.

101 điều thú vị về trái đất (Kỳ cuối)

86. Bao nhiêu lượng vàng đã được khai thác trên trái đất từ trước tới nay?

Hơn 193.000 tấn. Nếu gắn kết chúng lại với nhau, sẽ tạo ra một tòa nhà 7 tầng hình lập phương

87. Hai quốc gia sản xuất vàng lớn nhất?

Nam Phi sản xuất 5.300 tấn/năm. Mỹ xuất xưởng 3.200 tấn/năm.

88. Loài thực vật ở Bắc Mỹ có tuổi thọ hàng nghìn năm?

Cây bụi creosote mọc tại Mojave, Sonoran và sa mạc Chihuahuan đã sống từ thời khai sinh của chúa Jesus. Một số cây có thể sống tới 10.000 năm.

101 điều thú vị về trái đất (Kỳ cuối)

89. Trung bình bao nhiêu lượng nước được tiêu thụ trên toàn cầu mỗi ngày?

Khoảng 1,5 tỷ mét khối.

90. Sao Thổ là hành tinh duy nhất có vành đai bao quanh?

Sao Thổ là có vành đai rõ nhất. Nhưng sao Mộc và sao Hải vương đều có vành đai mờ nhạt.

101 điều thú vị về trái đất (Kỳ cuối)

91. Động đất thường xảy ra ở độ sâu bao nhiêu?

Hầu hết rung chuyển khoảng 80 km dưới bề mặt trái đất. Những trận nông hơn thì có thiệt hại lớn hơn. Nhưng sức phá huỷ của mỗi cơn rung chấn còn phụ thuộc vào kết cấu đất đá và thiết kế công trình.

92. Lục địa lạnh nhất, khô nhất và cao nhất trên trái đất?

Chính là Nam cực.

Nam cực
(Ảnh: knitteldude)

93. Những hòn đá cao tuổi nhất thế giới được tìm thấy ở đâu?

Do đáy đại dương thường xuyên bị biến đổi khi các mảnh thạch quyển di chuyển trên bề mặt trái đất, những hòn đá lâu đời nhất được tìm thấy dưới đáy biển là vào khoảng 300 triệu năm trước. Còn đá trên lục địa cổ xưa nhất có 4,5 tỷ tuổi.

Tượng điêu khắc cổ ở Mexico
Tượng điêu khắc cổ ở Mexico. (Ảnh: mylittlehomepage)

94. Bao nhiêu lượng nước ngọt trên thế giới được lưu trữ trong băng?

Khoảng 70%. Để có được lượng nước này cần mưa rơi liên tục 60 năm trên toàn cầu và phải tìm cách đóng băng được tất cả lượng đó.

Wate and Ice
(Ảnh: fragmentsfromfloyd)

95. Hồ trên núi lớn nhất ở Bắc Mỹ?

Hồ Tahoe ở biên giới California-Nevada rộng 42.500 ha, chứa 0,1 tỷ m3 nước và sâu 488 m.

101 điều thú vị về trái đất (Kỳ cuối)

96. Có phải lúc nào cũng tồn tại các lục địa?

Không giống như chúng ta thấy bây giờ. Nhiều nhà khoa học cho rằng trái đất từng là một lục địa khổng lồ khô cằn, nước được đưa đến từ các sao chổi và đại dương hình thành. Sau đó tất cả đất đai trên thế giới tập hợp thành một siêu lục địa gọi là Pangaea. Nó bắt đầu phân tách từ 225 triệu năm trước đây, cuối cùng phân thành các mảng lục địa như chúng ta thấy ngày nay.

Pangaea
(Ảnh: pangaea.org)

97. Bao nhiêu tro bụi núi lửa rơi xuống mỗi ngày?

Lấy một ví dụ. Trong đợt phun trào dữ dội kéo dài 9 giờ ở núi St. Helens ngày 18/5/1980, hơn 540 triệu tấn tro đã trút xuống bao phủ một diện tích rộng 56.980 km2. Đó là đợt phun trào núi lửa kinh hoàng nhất từng xảy ra tại Mỹ.

Núi St. Helens ngày 18/5/1980, đã trút xuống hơn 540 triệu tấn tro bao phủ một diện tích rộng 56.980 km2
Núi St. Helens ngày 18/5/1980, đã trút xuống hơn 540 triệu tấn tro bao phủ một diện tích rộng 56.980 km2
(Ảnh: vulcan.wr)

98. Fenspat là gì?

Felspat, còn gọi là tràng thạch hay đá bồ tát, là tên gọi của một nhóm khoáng vật tạo đá cấu thành nên 60% vỏ trái đất.

101 điều thú vị về trái đất (Kỳ cuối)

99. Những điểm tận cùng của nước Mỹ?

Điểm xa nhất về phía đông là đảo Amatignak, Alaska. Điểm xa nhất về phía bắc là Point Barrow, Alaska. Điểm xa nhất về phía nam là mũi phía nam của đảo Hawaii. Điểm xa nhất về phía tây là Pochnoi Point ở Semisopochnoi, Alaska.

Semisopochnoi -  Vùng xa nhất về phía Tây, nước Mỹ
(Ảnh: mun.ca)

100. Nếu bạn được sắp xếp trái đất, mặt trăng và sao Hoả giống như búp bê Matryoshka, thì bạn sẽ xếp thế nào?

Sao Hoả sẽ lọt vào trong trái đất, và mặt trăng sẽ nằm gọn trong sao Hoả. Trái đất to gấp đôi sao Hoả và sao Hoả cũng gần như gấp đôi mặt trăng.

Trái đất, sao Hỏa và Mặt trăng
(Ảnh: nsschapters)

Trái đất, sao Hỏa và Mặt trăng
(Ảnh: pda.physorg)

101. Trái đất sẽ luôn ở đó?

Các nhà thiên văn học đã biết rằng trong vài tỷ năm nữa, mặt trời sẽ phồng to đến nỗi "nuốt chửng" trái đất. Nếu chúng ta vẫn còn ở đó thì chắc sẽ bị thiêu trụi và bốc hơi. Nếu có cơ hội thì chúng ta có thể "đẩy" trái đất sang một quỹ đạo khác xa hơn và yên bình hơn.

Mặt trời sẽ phồng to đến nỗi "nuối chửng" trái đấ
(Ảnh: star.arm)

Tổng hợp
  • 4,34
  • 9.160