12 vật dụng bạn vẫn đang dùng mà hoàn toàn không biết chúng đã hết hạn sử dụng

Có những món đồ chúng ta sẵn sàng chứa chấp cả thập kỷ, nhưng thực ra chúng đã hết hạn từ lâu rồi.

Hầu hết các sản phẩm hiện tại đã được in rõ ràng hạn sử dụng. Nhưng bên cạnh đó thì hãy để ý xem, trong nhà chúng ta đôi khi có những món đồ tồn tại đến hàng thập kỷ, mà tưởng như vẫn có thể dùng tiếp được.

Chỉ tiếc rằng, có thể chúng đã hết hạn sử dụng từ lâu mà bạn chẳng hề hay biết.

1. Oxy già - 2 tháng

Hydrogen peroxide - hay nước oxy già có thể xem là món đồ cơ bản trong tủ thuốc của mọi nhà. Tuy nhiên, cần biết rằng chỉ cần mở ra một lần, lọ nước oxy già của bạn sẽ mất tác dụng chỉ trong vòng 2 tháng. Thậm chí ngay cả lọ còn niêm phong cũng chỉ có hạn sử dụng trong vòng 1 năm thôi.

Thế nên hãy để ý mà thay thế nó thường xuyên nhé.

2. Giày tập - 6 tháng, hoặc 400km

Rất nhiều người hiện đang sở hữu một đôi giày tập "trường kỳ", dùng năm này qua năm khác.

Cũng chẳng sao cả. Nhưng cần biết rằng nếu đôi giày đó thường xuyên được sử dụng để tập, đặc biệt là khi chạy bộ, nó sẽ xuống cấp rất nhanh, từ hệ thống chống sốc, lót giày, đế giày...

Về cơ bản, giày chạy bộ cần được thay thế sau khoảng 6 tháng sử dụng (nếu chạy thường xuyên), hoặc sau khoảng 400km di chuyển.

3. Kính râm - 2 năm

Đúng vậy đấy, kính râm cũng có hạn sử dụng. Tác dụng lớn nhất của kính râm là giảm ánh sáng và chặn bớt tia cực tím. Thế nhưng, tia cực tím lại có tác dụng bào mòn mắt kính, nên qua thời gian, ngày càng có nhiều tia lọt qua hơn.

Nhìn chung, hạn sử dụng của kính râm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản xuất. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên thay kính sau 2 năm sử dụng.

4. Lược - 1 năm

Các loại lược - đặc biệt là lược cuốn lô chỉ có hạn sử dụng khoảng 1 năm, kể cả khi bạn rửa sạch chúng thường xuyên.

5. Cọ và mút đánh phấn - 5 năm và 6 tháng

Với cọ trang điểm, bạn cần thường xuyên làm sạch chúng thì hạn sử dụng có thể lên tới 5 năm. Nhưng riêng mút trang điểm, bạn nên thay thế chúng mỗi 6 tháng. Làn da của bạn sẽ cảm kích vì điều đó đấy.

6. Dép đi trong nhà - 6 tháng

Hạn sử dụng của những chiếc slippers trong nhà chỉ rơi vào khoảng nửa năm, trước khi nó trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm sinh sôi.

7. Gối - 2-3 năm

Dù được nhồi lông vũ hay cotton bình thường, thì một chiếc gối cũng chỉ có hạn sử dụng từ 2 - 3 năm thôi. Quá thời điểm này, những con rận, mạt bụi bắt đầu xuất hiện và gây tác dụng xấu cho cơ thể bạn.

8. Chăn - 7 năm

Chăn cũng giống như gối, nhưng có hạn sử dụng dài hơn - lên tới 7 năm. Thậm chí nếu chăm chỉ phơi nắng, hạn dùng có thể lên tới 10 năm.

Nhưng dù sao thì sau đó, bạn cũng nên mua một chiếc chăn mới.

9. Nệm - 8-10 năm

Khi mua chăn mới, bạn cũng nên cân nhắc mua nệm kèm theo luôn, vì hạn sử dụng của nệm cũng chỉ từ 8 - 10 năm thôi.

Nhưng để đạt đến hạn sử dụng như vậy, hãy nhớ lật nệm, đổi mặt nằm sau mỗi 6 tháng. Nếu không, chiếc nệm sẽ xuống cấp rất nhanh đấy.

10. Thớt gỗ - 3 năm

Thớt gỗ cần được thay thế sau 3 năm, vì đó cũng là thời điểm chúng trở nên quá nhạy cảm với vi khuẩn. Hơn nữa, vẻ ngoài của thớt cũng xấu đi rất nhiều vì hơi ẩm và các vết dao trong quá trình sử dụng.

11. Bọt biển rửa bát - 2 tuần

Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng bọt biển là thứ bẩn nhất trong mỗi ngôi nhà. Thế nên để sử dụng nó an toàn, bạn nên thay thế sau 2 tuần.

12. Smartphone - 2-3 năm

Ngay cả smartphone cũng có hạn sử dụng. Dù chiếc máy bạn mua có thuộc dòng flagship hiện đại và đắt đỏ nhất thời điểm đó, thì cũng chỉ sau 2-3 năm là bắt đầu thấy hiện tượng xuống cấp. Máy sẽ chậm hơn, hiệu năng tụt thảm hại, chưa kể đến thời lượng pin tuột dốc.

Lựa chọn tốt nhất cho bạn là thay máy mới thôi.

Cập nhật: 23/01/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video