13 sự thật tuyệt vời không ai dạy cho chúng ta ở trường

Kiến thức là vô tận, còn thời gian đi học thì có hạn. Sẽ có những thứ nếu không tò mò tìm hiểu, bạn sẽ không bao giờ biết được.

Trải qua nhiều năm đèn sách, có thể nói mỗi người trong chúng ta đã học được không ít kiến thức từ trường học. Tuy nhiên, tri thức là vô tận, còn thời gian đi học thì có hạn. Do đó, sẽ có những sự thật nếu không tò mò tìm hiểu, bạn sẽ không bao giờ biết được.

Những hình ảnh dưới đây sẽ chứng minh điều này.

Đây là những gì thực sự xảy ra khi bôi kem chống nắng

Nếu bạn cảm thấy hoài nghi về tác dụng của kem chống nắng, thì đây là những gì thực sự xảy ra.


Khi bôi kem chống nắng, bạn đã tạo cho mình một lớp màng bảo vệ vô hình, giúp hạn chế được tác động của tia cực tím.

Hình ảnh được ghi lại bằng máy quay tia UV - ultraviolet camera - một thiết bị cho phép ghi lại tất cả những thay đổi không thể quan sát bằng mắt thường trên da. Được biết, tác động của tia cực tím rất kinh khủng. Kể cả khi không nhìn thấy gì, làn da chúng ta vẫn chịu những tổn hại khi tiếp xúc với ánh Mặt trời.


Làn da tưởng như bình thường dưới máy quay tia UV.

Bàn tay của chúng ta "sạch" đến mức nào sau khi rửa

Chúng ta vẫn được dạy rằng ăn xong thì phải rửa tay. Tuy nhiên, lời răn dạy rất đúng đắn này được nhiều người áp dụng một cách máy móc khi rửa rất qua loa, mà đôi khi là... nhúng nước, lau tay rồi đi ra.

Và đây là những gì thực sự xảy ra khi bạn rửa tay. Để check xem lượng vi khuẩn còn sót lại trên da sau khi chúng ta rửa tay - ta sẽ sử dụng đến Glo Germ – một dạng kem mô phỏng vi khuẩn trên da. Dạng kem này thường được các y tá sử dụng để luyện tập giữ vệ sinh.


Có thể thấy nếu rửa tay qua loa trong 3s như hình dưới thì thà không rửa cho xong...

Cơ chế hoạt động của chiếc niềng răng

Niềng răng có thể nói là một vị cứu tinh dành cho những ai không may sinh ra với một "bộ nhá" không được đẹp cho lắm.

Tuy nhiên, rất ít người có thể hiểu rõ vị cứu tinh này hoạt động như thế nào.


Hình ảnh này sẽ cho bạn biết về cơ chế hoạt động của niềng răng.

Làm thế nào kèn trumpet phát nhạc khi thổi?

Bằng cách điều chỉnh 3 van kèn, người chơi có thể thay đổi hướng luồng hơi thổi vào, tạo thành các âm thanh khác nhau.


Nhìn thật dễ hiểu phải không?

Thức ăn đi vào cổ họng sẽ trông như thế này

Đây là những gì diễn ra khi chúng ta nuốt thức ăn. Khi nuốt, thực phẩm sẽ trôi qua thực quản, xuống dạ dày và ruột. Tiếp đó, nhu động ruột (quá trình co bóp của ruột) sẽ đưa thức ăn đi tiếp xuống ruột già, và đợi chờ chủ nhân đi WC để thoát ra ngoài cổng sau.


Quá trình nuốt này mãnh liệt đến mức dù có treo ngược người, chúng ta vẫn làm được.

Mỗi ngày có khoảng 100.000 chuyến bay được thực hiện, và chúng trông như thế này


100.000 chuyến bay một ngày, con số thật khủng khiếp.

Trái đất của chúng ta khi so với ngôi sao lớn nhất vũ trụ

Trái đất khổng lồ của chúng ta chẳng là gì trong vũ trụ. So với Mặt trời, chúng ta nhỏ hơn 1,3 triệu lần. Con số này khi so với ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ là Canis Major (sao Đại Khuyển) là 10 triệu tỉ lần.


Trái Đất của chúng ta chẳng là gì trong vũ trụ bao la này cả.

Gương mặt của con người hình thành như thế nào?

Thực chất, mặt người không tự nhiên xuất hiện rồi lớn dần. Vào những tháng đầu tiên của thai kỳ, khuôn mặt sẽ phát triển theo từng phần riêng biệt và tách rời, sau đó mới "ghép" lại như trò xếp hình vậy.

Trong đó, khu vực miệng được "ghép lại" cuối cùng, và đây cũng chính là nguyên nhân hình thành nên đường nhân trung - đường rãnh nằm giữa mũi và miệng của chúng ta.


Thực chất, mặt người không tự nhiên xuất hiện rồi lớn dần.

Quá trình nở của hoa bồ công anh

Bồ công anh có lẽ đã quá nổi tiếng, nhất là với những ai đã... cày nhuyễn bộ truyện Doraemon. Loài cây thuộc họ cúc này có đặc điểm là không hề thụ phấn sau khi ra hoa. Thay vào đó, chúng tạo ra các hạt giống vô tính, sẽ theo gió đi khắp thế gian. Kết quả là cây con giống hệt về mặt di truyền với cây cha mẹ.


Toàn bộ quá trình "sinh nở" của bồ công anh được mô tả ngắn gọn trong hình sau.

Đây là cách các loài cây leo tồn tại và phát triển

Các loài cây dây leo như đậu... không có một cơ thể cứng cáp như các cây gỗ thông thường. Thay vào đó, chúng sẽ tìm cách bám vào các vật cứng để leo cao hơn, hướng về phía nguồn sáng, qua đó giúp cây phát triển tốt.


Cây dây leo như đậu... không có một cơ thể cứng cáp như các cây gỗ thông thường.

Cách loài chó uống nước đảm bảo chưa ai biết

Nếu nhà bạn có nuôi một chú chó, chắc bạn cũng chẳng lạ gì chuyện cho chú ăn uống nữa: chó ăn uống bằng cách liếm.

Tuy nhiên, nếu như quay chậm lại quá trình này, đảm bảo bạn sẽ bất ngờ khi thấy cách loài chó uống nước thực sự khác hoàn toàn so với những gì chúng ta vẫn nghĩ.


Loài chó có một chiếc lưỡi quá linh hoạt.

Loài chó có một chiếc lưỡi quá linh hoạt. Khi uống nước, chúng uốn lưỡi thành... một cái thìa, múc từng muôi nước bỏ vào miệng.

Đây là lý do loài báo là loài thú nhanh nhất thế giới

Cho đến nay, chưa có loài thú trên cạn nào có thể đọ được với loài báo đốm châu Phi về tốc độ - lên tới trên 100km/h.

Tuy nhiên, chỉ nhanh thôi là không đủ. Với tốc độ thuộc hàng khủng như vậy, báo đốm sẽ phải tìm ra cách giữ thăng bằng khi chuyển hướng thật hiệu quả, vì con mồi của chúng chắc chắn không chạy thẳng.

Và báo đốm đã làm được điều này một cách thật tài tình nhờ chiếc đuôi hoạt động rất linh hoạt.


Chưa có loài thú trên cạn nào có thể đọ được với loài báo đốm châu Phi.

Định lý Pitago được chứng minh bằng "đồ họa"


Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

Hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến định lý Pitago (còn gọi là định lý Pythagoras theo tiếng Anh) trong toán học. Đây thực chất là một liên hệ trong hình học phẳng giữa ba cạnh tam giác của một tam giác vuông.

Cập nhật: 25/02/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video