Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?
Sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến
1. Mai rùa thực tế được hình thành từ 50 chiếc xương khác nhau.
Bên ngoài trông mai rùa như một cái khiên kiên cố nhưng thực tế bên trong nó lại là nhiều chiếc xương ghép lại và đây là một tổ hợp giữa xương sườn với cột sống.
2. Thực ra thì lớp mai này giống như lồng ngực của rùa nhưng được mang ra bên ngoài thay vì nằm ẩn sau lớp da.
3. Không giống hầu hết các động vật có vỏ, rùa không thể sống khi rời khỏi cái mai của mình được.
4. Khi rụt cổ vào trong mai, cột sống của rùa sẽ rút lại theo hình chữ S như minh họa dưới đây:
5. Một số mai rùa có một cái khớp đóng vai trò như một cái bản lề và cho phép rùa đúng chặt 2 mai lại với nhau sau khi đã chui rút cơ thể vào trong.
6. Mặc dù trông khá chắc chắn nhưng sự thật thì mai rùa không hẳn là cái giáp bảo vệ.
Mai rùa có dây thần kinh bên trong và cũng là nơi cung cấp máu nên nếu mai rùa bị tổn thương thì rùa có thể chảy máu và cảm thấy đau đớn.
7. Vào năm 1968, một cặp rùa cạn ở Nga đã trở thành động vật đầu tiên được bay vào không gian.
"Việc thử nghiệm trên loài rùa đã chứng minh được các sinh vật sống có thể du hành Mặt Trăng mà không bị nguy hại gì, ngoại trừ việc bị sụt cân đi đôi chút, hành trình của 2 chú rùa này đã mở đường cho những cuộc thám hiểm Mặt Trăng sau này", tờ Calvert Journal cho biết.
8. Loài rùa cũng có thể trở thành kẻ săn mồi nguy hiểm
Một trong những giống rùa hung dữ nhất là rùa cá sấu. Một con rùa cá sấu trưởng thành có thể dài đến 76 cm, nặng 90 kg, có bộ hàm cực khỏe, mỏ có hình dạng móc câu sắc bén, móng vuốt như tay gấu và có đuôi vạm vỡ cơ bắp. Thường chúng dụ dỗ con mồi, đôi khi con mồi cũng là một số loài rùa khác, bằng cách nghoe nguẩy đuôi trông giống như con sâu để đưa con mồi vào bẫy.
9. Rùa không có dây thanh âm nhưng chúng vẫn có thể tạo ra âm thanh
Đa số những tiếng phát ra từ rùa là những tiếng xì, tuy nhiên những tiếng kêu của loài rùa được chia thành khoảng 6 loại khác nhau, mỗi loại tương ứng với một hành vi cụ thể. Chúng có thể tạo ra âm thanh bằng cách hất đầu ra ngoài để ép không khí bay ra khỏi phổi tạo thành tiếng.
10. Bộ phận sinh dục của rùa cái nằm ẩn bên trong lỗ hậu môn, như vậy đây vừa là nơi sinh sản vừa là nơi để rùa cái thải chất cặn bã.
11. Ở một số loài rùa, lỗ hậu môn được bao phủ bởi một lớp màng mỏng. Việc trao đổi khí bên trong có thể thông qua lớp màn này khi rùa lặn và cho phép khí oxy tiếp cận được với máu khi đang ở dưới nước.
12. Một số loài rùa có thể sống hơn 100 năm tuổi, trong đó có loài rùa hộp của Mỹ (American Box Turtle).
13. Rùa không chậm như mọi người nghĩ
"Chúng là động vật ăn cỏ nên không cần phải ăn đuổi con mồi. Rùa có mai dày nên đa số các loài ăn thịt sẽ không màng đến chúng. Vì vậy chúng không cần phải săn mồi, cũng không cần phải chạy trốn các thú săn mồi khác, cho nên cũng chẳng có lý do gì ép chúng phải nhanh nhẹn cả", theo trang Doctor Science giải thích. Tuy nhiên bạn sẽ bất ngờ khi thấy chúng nhanh nhẹn đến nhường nào mỗi khi gặp nguy hiểm.