15 điều không nên có trong hệ điều hành Mac OS X

Hai trong số các biên tập viên hệ điều hành hàng đầu của chúng tôi, một chuyên gia Mac và một chuyên gia Windows đã tiến hành so sánh các điểm Apple nên xem xét lại khi phát triển dòng Mac OS X 10.5 Leopard.

Có nhiều cách dễ dàng tìm ra điểm đáng chê trách ở Windows XP và Vista: chỉ cần đếm số lỗ hổng bảo mật hay những cơn ác mộng kinh nghiệm người dùng. Khi bạn là gã khổng lồ Goliath của thế giới OS (hệ điều hành), mọi người đều muốn tìm ra cớ nào đó để lật đổ bạn. Nhưng còn về chàng David, hay trong trường hợp này là hãng máy tính Apple của hệ điều hành Mac OS X mà ai cũng biết thì sao? Tìm kiếm lỗ hổng trong hệ điều hành của Apple giống như chọn lựa trên một gã tý hon vậy. Hiện nay Apple xây dựng rất tốt giao diện người dùng cho hệ điều hành của mình và có nền tảng bảo mật khá vững chắc.

Sau hơn 18 tháng ra đời, thậm chí cho đến nay, Mac OS X 10.4 hay Tiger của Apple vẫn được chú ý hơn XP và Vista. Song hệ điều hành này chưa phải là hoàn hảo. OS X có một số lỗi và lỗ hổng riêng, một số điểm gây khó chịu nhỏ. Một số chức năng trong Mac không thật sự linh hoạt, dễ dùng và tiện lợi như Windows.

Trước đây đã có những bài như "20 điểm bạn không thích về Windows Vista", vì thế tìm hiểu về điểm yếu của Tiger cũng không có gì là không công bằng. Những điểm chúng tôi chỉ ra sau đây không phải là muốn biến hệ điều hành của Apple hoạt động như Windows. Tất cả chỉ nhằm giúp Mac cải tiến tốt hơn trong điều kiện và phong cách riêng của chính mình.

Có nhiều thành phần và tính năng Apple đã và sẽ bổ sung thêm vào OS X. Nhưng trong bài này chúng tôi không đề cập đến thành phần thiếu mà chỉ tập trung vào 15 điểm yếu nhỏ đã có trong OS X, cần đến sự tinh tế hơn hoặc cần suy nghĩ lại. Các điểm khó chịu này được rút ra từ kinh nghiệm sử dụng Mac hằng ngày của nhiều người dùng được tập hợp lại.

15. Không hiển thị ngày tháng hiện tại

Ở tất cả các thành phần tiện ích, một trong những điểm dữ liệu rõ ràng nhất mà cả Mac và Windows đều thực hiện một cách khá phù hợp là hiển thị thông tin ngày hệ thống. Bạn đã biết hôm nay là thứ Năm hay thứ Sáu, nhưng bạn không dám chắc là ngày mùng 7 hay mùng 8 tháng mười hai? Chẳng có thông tin nào mà con người hay quên hơn là ngày hôm nay thứ mấy, hôm nay là ngày bao nhiêu. Vì có khi bạn vừa hỏi, nhưng mải làm việc khác lại quên và hỏi lại tới cả chục lượt trong cùng một ngày. Rõ ràng đây là thông tin máy tính rất nên hiển thị.

Apple có cung cấp thông tin ngày tháng màu xám trên menu. Nó sẽ mở ra khi bạn kích vào mặt đồng hồ ở mặt bên phải của menu chính. Còn Windows thể hiện nó trên một pop-up (dòng thông tin hiện lên) khi bạn trỏ chuột vào đồng hồ trên thanh taskbar. Nhưng ở Vista, Windows vẫn không có bộ lịch riêng. Mọi người vẫn phải sử dụng hộp thoại cấu hình thiết lập thời gian, đồng hồ của Windows XP để kiểm tra ngày tháng trong lịch. (Kết quả là họ thường thay đổi dữ liệu ngày tháng hệ thống một cách tình cờ, khiến họ có thể phải nhận cảnh báo chống sao chép lậu từ chương trình WGA (Windows Genuine Advantage) khá khó chịu của Vista).

Ở Apple có hai sự lựa chọn. Nếu có thể (và chúng tôi nghĩ là nên), bổ sung thêm một vùng ngày tháng 6 chữ số cơ sở vào thanh menu chính của đồng hồ. Nó có thể hiển thị là Dec-07, hoặc 07-Dec. Xem xét tới tất cả các chương trình khác có gắn biểu tượng vào khu vực này, Apple sẽ không thấy hối tiếc khi dùng không gian đó để hiển thị ngày hệ thống. Bỏ qua ngày trong tuần nếu bạn phải làm điều đó, hoặc để cho nó thành tuỳ chọn. Hoặc bạn có thể đặt biểu tượng iCal vào Dock để hiển thị động thông tin ngày tháng hôm nay vào bất kỳ lúc nào. Thông tin sẽ được hiển thị tự động mỗi khi iCal chạy. Ý tưởng này quả không tồi chút nào.

14. Widget không được đặt đúng chỗ trên Desktop

Bảng đồng hồ (dashboard) rất đẹp, nhưng cách thức "tất cả hoặc không có gì" của nó lại khá bực mình. Chúng ta muốn kéo và thả các winget riêng vào desktop? Giả dụ như chúng ta không muốn có quá nhiều trên màn hình? có thể bạn sẽ thấy thích hơn nếu chúng không quá rộng. Dashboard (bảng đồng hồ) trông khá tuyệt, nhưng đôi khi muốn dùng bảng tính để tính toán, bạn sẽ không có được đầy đủ tính năng như ý nguyện. Cũng có một số chức năng kiểu readout (dữ liệu ra) có thể bạn sẽ thích. Sidebar của Windows Vista tốt hơn một chút so với Dashboard vì nó có thể hiển thị tuỳ chọn tại bất kỳ thời gian nào, hoặc bạn phải đặt Sidebar Gadgets riêng trên desktop.

13. Không nhất quán về cách dùng các menu ngữ cảnh

Apple nên cho phép sử dụng toàn bộ menu ngữ cảnh trong Finder và các phần mềm Apple khác. Chúng tôi không nói rằng Apple nên dùng chỉ một mình menu ngữ cảnh ngay cả trên các khía cạnh nhỏ bé của giao diện người dùng, đó là sai lầm của Windows và các nhà phát triển thuộc nhóm thứ ba. Nhưng menu ngữ cảnh là các shorcut chương trình hữu ích trực quan hơn cho người dùng giàu kinh nghiệm. Không ai ép buộc phải dùng chúng, vì thế chẳng có lý do gì mà người dùng Mac phải buồn về thay đổi này ở OS X. Họ hoàn toàn có thể lựa chọn một trong hai cách làm việc ưa thích phù hợp với mình.

12. Văn bản và các ứng dụng trên Dock

Dock làm một công việc thông minh là khởi động và theo dõi các ứng dụng đã được khởi động. Nhưng nhược điểm của nó bộc lộ khi theo dõi các cửa sổ văn bản và các phiên hoạt động của chương trình. Bạn có thể kích phải chuột lên chương trình đang chạy trên Dock để xem và chọn giữa các cửa sổ mở kết hợp với chương trình đó, nhưng bạn chỉ có một cách duy nhất để làm và một số ứng dụng không hỗ trợ điều này. Xin được nhắc lại là: menu ngữ cảnh không bao giờ chỉ nên là giao diện người dùng (UI) cho mục đích truy cập một thứ gì đó. Dock ở tất cả các phần khác khá tinh tế và thậm chí còn được đánh giá là "khéo léo". Nhưng trong trường hợp này thì nó khá tệ hại.

11. Quản lý kích thước cửa sổ

Chương trình quản lý cửa sổ khá cứng ngắc. Người dùng thậm chí không thể thay đổi kích thước cửa sổ chỉ bằng cách kéo nó. Ở Microsoft Word, bạn có thể kéo bất kỳ một trong số bốn cạnh khung làm việc. Hơn nữa bạn còn có thể co giãn cả hai cạnh cửa sổ cùng một lúc từ một góc bất kỳ trong bốn góc của nó. Có một số lần, khi kéo một mặt cửa sổ đơn, bạn có thể loại trừ được cả hai yếu tố điều chỉnh trên Mac: cửa sổ được xác định lại kích thước theo sau bởi một cửa sổ di chuyển. Khi dùng cả hai hệ điều hành có thể bạn sẽ thấy rõ rằng Mac không tiện lợi hơn so với Windows khi muốn thay đổi lại kích thước cho cửa sổ. Nhưng cách thức Windows thực hiện một số đòi hỏi yêu cầu điều khiển chuột chính xác cũng có thể gây phiền hà khá nhiều cho người dùng.

Đây là ý tường khá đơn giản và có thể giải quyết được 80% vấn đề. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Apple tạo cả hai góc thấp hơn cho cửa sổ có thể kéo của Mac? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thực hiện cho cả bốn góc? Chỉ là ý tưởng gợi ý, có thể nó không đáng kể gì.

9. Các phím Backspace và Delete

Thế giới có hàng triệu máy tính có phím Backspace (xoá trái) và Delete (xoá phải). Nhưng trong máy tính xách tay của Mac thì chỉ có một phím Backspace (còn gọi là "Delete" trong Mac). Điều này gây khá nhiều bực mình cho người sử dụng, nhất là các biên tập viên và nhà văn. Dù biết rằng Fn-Delete cũng thực hiện chức năng xoá phải nhưng đó không phải là giải pháp hữu hiệu cho những người đánh máy.

Từ lâu thế giới đã thừa nhận bàn phím của IBM là tiêu chuẩn phù hợp và phổ biến rộng rãi nhất. Vì sao Apple lại không chấp nhận tiêu chuẩn đó? Có lẽ là vì chưa có ai thực sự kêu ca về bàn phím Apple.

Đối với người dùng Windows thì lại khác. Họ thực sự bực mình với bàn phím Mac notebook, nhất là vấn đề thiếu phím xoá phải. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phần mềm miễn phí Preference Pane có tên gọi "Double Command" do Michael Baltaks viết.

Sử dụng chương trình này bạn có thể biến đổi một phím thành phím Delete. Giữ phím Function (chức năng) và ấn phím muốn chuyển đổi có ký hiệu gạch chéo, bạn sẽ không bị mất chức năng đó. DoubleCommand cũng cho phép bạn chuyển tổ hợp phím Shift-Delete thành phím xoá sau. Còn có nhiều tuỳ chỉnh khác có thể bạn cũng sẽ thích.

8. Cài đặt máy in

Chương trình cấu hình máy in trong OS X dễ gây nhầm lẫn. Bởi vì các màn hình cấu hình máy in làm việc không hề giống như phong cách Mac của Apple. Bạn có thể thực hiện tốt hơn nó.

7. Không nhất quán giao diện người dùng (UI)

Mở iTunes, Safari và Mail ra, cả ba chương trình này đều là của Apple, nhưng chúng trông lại khá khác nhau. Safari giống như các ứng dụng Apple khác (Finder, Address Book) sử dụng giao diện kiểu brushed-metal (trải theo kiểu đường tàu). iTunes lại có khung xám theo kiểu gun-metal (kiểu súng) và các thanh cuộn không bóng. Mail thì kết hợp cả màu xám của brushed-metal và gun-metal với các thanh cuộn màu xanh sáng bóng truyền thống. Apple được cho là ông vua giao diện trong nhiều lĩnh vực. Nhưng ba ứng dụng từ cùng một công ty được dùng rộng rãi này có nên trông quá khác nhau? Đôi khi tính nhất quán cũng rất đáng quan tâm.

6. Màn hình laptop mờ

Bạn có thể thay đổi chế độ ánh sáng màn hình trong Energy Saver, thiết lập nó mờ dần trước khi máy tính tắt. Hoặc bạn có thể thiết lập để sử dụng ánh sáng yếu hơn khi pin mạnh. (Đó là một cách tiết kiệm năng lượng cho pin laptop). Nhưng đáng tiếc không phải lúc nào các thiết lập bạn thực hiện cũng hoạt động như ý muốn. Màn hình sẽ vẫn mờ đi trong khoảng 3-4 phút cho dù bạn can thiệp, sử dụng pin mạnh hay nguồn điện AC hay không. Đến nay có thể nói rằng chế độ mờ hoá tự động màn hình không thể cấu hình cho người dùng. Apple xây dựng chức năng mờ dần khi tắt khá thông minh ngay cả nếu bạn đang xem một đĩa DVD. Nhưng đáng tiếc nó lại gây ra sự bực mình mà người dùng có thể thẳng tay bỏ nó đi.

5. Quản lý chức năng View Columns của Finder, vấn đề số 1

Chức năng "xem cột" (view columns) của Finder cung cấp cấu trúc hiển thị có thứ tự cho các thư mục liền kề khá đẹp mắt và tiện dụng. Bạn có thể thấy và hiểu được ngay lập tức. Nó cũng có thể cuộn tự động đúng tới điểm bạn kích ở từng mức nối tiếp. Nhưng có ba khía cạnh khó chịu ở đây. Thứ nhất là đôi khi phạm vi cột mở ra quá hẹp khiến bạn khó đọc nội dung thư mục và file của nó. Apple chỉ đặt các điểm chốt ở cuối từng cột. Nên thiết lập toàn bộ bộ phận tách cột. Ít nhất cũng nên có các điểm chốt ở đầu và cuối từng cột.

4. Quản lý chức năng View Columns của Finder, vấn đề số 2

Vấn đề thứ hai là các cột cố gắng tự động mở rộng kích thước để hiển thị đầy đủ (hoặc đầy đủ hơn) tên các thư mục và file bên trong chúng. Nếu bạn ấn phím Option (tuỳ chọn) khi đang kéo một điểm chốt sang phải hoặc trái, Finder sẽ mở rộng tất cả cột cùng một lúc. Đó là một số giúp đỡ hữu ích, nhưng không phải là lý tưởng.

3. Quản lý chức năng View Columns của Finder, vấn đề số 3

Vấn đề thứ ba có thể xuất hiện khi cửa sổ "Column view Finder" (xem cột) được mở ra như là một phần của hộp thoại ứng dụng. Trong thiết lập này, khi đi sâu vào cấu trúc phân bậc thư mục, có thể bạn sẽ thấy rằng mặt bên trái của cửa sổ Finder được đưa ra khỏi màn hình. Đó là do các điểm bắt đầu được neo chặt trong vị trí của hộp thoại ứng dụng. Đôi khi bạn cũng sẽ thấy rằng các nút cần ấn (như Save, Open, New Folder, …) thường nằm trong các màn hình tắt ở một nơi nào đó mỗi khi bạn định hướng để chuyển tới vị trí phù hợp trong các thư mục có thứ bậc. Dù điều đó không xảy ra thường xuyên nhưng như thế cũng là khá tệ.

2. Lệnh Cut của Finder

Không có cách nào để Cut (cắt) một file trong Finder. Cách dùng phổ biến trong Windows là Edit > Cut và Edit > Paste để chuyển một file từ vị trí này sang vị trí khác. Còn Finder thực hiện tương đối dễ bằng cách kéo và thả. Nhưng đôi khi cách đó rất bất tiện, nhất là trên các màn hình Mac nhỏ. Trong trường hợp đó, để cắt được một file trên một cửa sổ, bạn nên xác định hướng tới cửa sổ khác và dán file với nhiều khả năng tuỳ chọn. Dù Finder cung cấp câu lệnh Cut trong menu Edit của nó nhưng câu lệnh này không làm việc trên file. Nếu bạn dùng lệnh bàn phím để thay thể (Ctrl+X và Ctrl+V chẳng hạn), nó sẽ để lại file ban đầu đúng chỗ. Nói cách khác lúc đó nó thực hiện câu lệnh Copy chứ không phải Cut.

1. Refresh Finder động

Một trong những chức năng tốt nhất của Mac là hầu hết các thay đổi bạn thực hiện đều có hiệu quả ngay lập tức và tự động được update động cho tất cả mọi hệ điều hành mở. Ở nhiều nơi trong hệ điều hành, bạn không phải kích vào "Save" hay "OK" hay khởi động lại máy tính để các thay đổi có tác dụng. Chỉ một chỗ chúng tôi tìm ra rằng nó không đồng bộ như các thành phần khác của Finder, không thể tự động update động các thay đổi đã có trong hệ điều hành mở. Nếu có thể, thiết nghĩ Apple nên nâng cấp để toàn bộ thành phần đều update tự động được 100%. Nếu các nhà chế tạo Mac không thể làm điều đó, ít nhất họ cũng nên bổ sung thêm tuỳ chọn Refresh cho Finder.

T.Thu (Theo Computerworld)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video